Các Cơ Hội Học Đại Học Miễn Phí

Theo thống kê hàng năm, tổng số chỉ tiêu vào các trường thuộc khối Quốc phòng và An ninh thường chiếm khoảng 3.000-4.000 chỉ tiêu. Thí sinh dự thi vào những trường này phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh thành phố và Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.

Các trường thuộc khối Quốc phòng và An ninh không xét tuyển thí sinh từ những trường ĐH ngoài. Tuy nhiên, thí sinh dự thi vào những trường này nếu không trúng tuyển vẫn được lấy kết quả thi ở đây để đi xét tuyển tại những trường ĐH khác.

Khi trúng tuyển vào những ĐH, Học viện thuộc khối Quốc phòng, An ninh, thí sinh sẽ thoát khỏi “3 lo” của tất cả các thí sinh hệ dân sự. Đó là lo ăn, lo ở và lo công việc sau khi tốt nghiệp vì thí sinh thuộc những khối này được bao cấp hoàn toàn trong suốt quá trình đào tạo và được sắp xếp sẵn công việc sau khi học xong. Tuy nhiên, để đổi lại sự ưu ái này, thí sinh sẽ phải trải qua một quá trình đào tạo với kỷ luật hết sức nghiêm ngặt và công việc được bố trí sau khi tốt nghiệp không phải lúc nào cũng được như mong muốn.

Những có hội được đào tạo ĐH miễn phí khác còn là những cơ hội ở những trường ĐH, CĐ đào tạo ngành sư phạm và trường ĐH có tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ. Tương tự như thí sinh của khối quốc phòng An ninh, thí sinh trúng tuyển theo diện đào tạo theo địa chỉ cũng không bị ảm ảnh bởi 3 lo.

Sinh viên ngành sư phạm được miễn học phí hoàn toàn như đúng theo quy định của Nhà nước. Năm 2006, có gần 40.000 thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐHSP, CĐSP đã được hưởng chế độ đào tạo miễn phí (chiếm 13,65% so với tổng số thí sinh đã trúng tuyển).

Còn về chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ (hay còn gọi là hệ cử tuyển) thì nằm trong trong tổng chỉ tiêu được giao tuyển mới hành năm các trường được phân bổ cho các ngành đào đào tạo. Một số trường ĐH, CĐ có chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ thường là các trường ĐH vùng, các trường CĐ địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đào tạo nguồn nhân lực theo ngân sách địa phương cấp.

Chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ chỉ dành tuyển những thí sinh có hộ khẩu ở địa phương. Việc phân về cho từng vùng cụ thể sau tốt nghiệp là do tỉnh quyết định.

Thí sinh nếu trúng tuyển theo diện này được đại phương bao cấp toàn bộ trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp phải quay về làm việc tại địa phương. Nếu không sẽ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí trong mà điạ phương đã bỏ ra cho họ trong suốt quá trình đào tạo.

Năm 2006, đã có 1860 thí sinh đã trúng tuyển theo diện này vào 36 trường ĐH. Những trường ĐH có chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ cao nhất là ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Tây Nguyên. Thí sinh là người dân tộc thiểu sô chiếm 88,8%, thí sinh là người dân tôc Kinh chiếm 11,2%.

(Theo Báo Giáo Dục Online)

Cùng chuyên mục