Các chuyên ngành Điện tử Viễn thông

(Hiếu học) Mấy năm trở lại đây, điện tử viễn thông là ngành khá “hot”. Nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Điện tử Viễn thông như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao thông Vận tải TPHCM và Học viện Bưu chính viễn thông… Thí sinh có nhiều cơ hội chọn lựa tùy vào điểm chuẩn dao động từ 13 đến 23 điểm của từng trường.

Kiến thức chuyên ngành: Chương trình đào tạo của Khoa Điện tử – Viễn thông gồm giáo trình cơ sở của ngành Điện tử – Viễn thông, lý thuyết cơ bản về mạch điện, lý thuyết về điện tử tương tự và điện tử số, các quá trình xử lý và truyền thông tin, lý thuyết tính toán và điều khiển tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Điện tử – Tin học – Viễn thông, chú trọng đến những kiến thức cơ sở, có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay đổi công nghệ trong tương lai.

– Kỹ sư ngành Điện tử – Viễn thông được chuẩn bị tốt kiến thức cơ bản về vật lý học hiện đại, toán cao cấp và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

– Cử nhân ngành Điện tử viễn thông không chỉ được đào tạo để có kiến thức chung dành cho Toán, Lý tương tự sinh viên ngành Công nghệ thông tin, mà còn được học kiến thức cơ bản về: Toán học (Xác suất và thống kê – Các phương pháp tính toán số – Quy hoạch và tối ưu); Tin học (Ngôn ngữ lập trình bậc cao – Cấu trúc máy vi tính và ghép nối – Nhập môn hệ điều hành UNIX); Vật lý (Điện động lực học kỹ thuật); Điện tử (Nguyên lý kỹ thuật điện tử – Linh kiện bán dẫn và vi mạch – Quang điện tử); Đo lường điều khiển (Kỹ thuật đo lường điện tử – Kỹ thuật điều khiển, hệ điều khiển); Viễn thông (Kỹ thuật video truyền hình – Xử lý số tín hiệu – Thông tin số); Thực hành(Kỹ thuật số – Điện tử)…

Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Điện tử và kỹ thuật máy tính: Điện tử trong công nghiệp và phòng thí nghiệm – Công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử – Mô phỏng mạch điện tử – Thiết kế hệ điều khiển vi xử lý… Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông như: Điện tử, Viễn thông, Quản lý mạng viễn thông… Có khả năng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới của lĩnh vực điện tử, viễn thông.

– Chuyên ngành Hệ thống Viễn thông: Kỹ thuật siêu cao tần – Hệ thống viễn thông với công nghệ mới – Truyền sóng vô tuyến điện – Kỹ thuật anten – Thông tin vệ tinh – Thông tin di động – Thông tin quang…

– Chuyên ngành Vi cơ điện tử và Vi cơ hệ thống: Sau khi ra trường, sinh viên các chuyên ngành trên đều có khả năng điều hành, sử dụng, quản lý và giảng dạy trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo (thiết bị điện tử, máy tính, mạng máy tính, hệ thống viễn thông…)

– Kỹ thuật điện tử: Có kiến thức về nguyên lý, phương pháp phân tích hoạt động hệ thống kỹ thuật, công nghệ điện tử viễn thông như: hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống điện tử số, lập trình IC và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích, thiết kế mạch cho các thiết bị điện tử viễn thông.

Công việc sau khi tốt nghiệp: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức sản xuất, quản lý dự án; tư duy độc lập và sáng tạo; có khả năng suy luận và thuyết trình logic.

– Kỹ sư vận hành và bảo trì (Serviceman): bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử, viễn thông.

– Kỹ sư thiết kế (Designer): các hệ thống điện tử, viễn thông cho nhà máy, xí nghiệp…

– Chuyên gia hệ thống (System Designer/ Specialist): phân tích nhu cầu về hệ thống điện tử, viễn thông của các công ty, nhà máy, mạng viễn thông.

– Chỉ huy dự án: thiết kế, xây lắp hệ thống điện tử và viễn thông và tham gia thi công các dự án đó.

– Tư vấn (Consultant): cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, tham gia chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo.

– Phát triển kinh doanh: trong lĩnh vực thiết bị điện tử, viễn thông.

– Các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, Quản lý viễn thông.. tại các Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện tử viễn thông.

Tóm lại, khi tốt nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông có thể công tác tại cơ sở chuyên ngành về viễn thông, phát thanh truyền hình, công ty liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, Internet; trung tâm tính toán, cơ sở bảo trì bảo hành các thiết bị điện tử tin học viễn thông; trong lĩnh vực điện tử hàng không và hàng hải, điện tử y tế.

Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện Điện tử – Kỹ thuật quân sự, Các trung tâm Thông tin, Trung tâm Viễn thông trên toàn quốc.

Các Cục, Vụ: Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Ứng dụng CNTT, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Vụ Bưu chính, vụ Viễn Thông, Vụ Công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học công nghệ, TCT Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam…

Chỉ tiêu tuyển sinh 2011:

Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, năm 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu vào trường là 2.750, tăng 100 chỉ tiêu so với năm trước.

Số

TT

Tên trường

Địa chỉ

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành quy ước

Khối thi

quy ước

Chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy

(Dự kiến)

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

2.750

* CƠ SỞ PHÍA BẮC

Địa chỉ: Km10 Đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 04.33528122; 04. 33512252

Fax: 04.33829236

BVH

A

1.900

+ Đào tạo trình độ Đại học:

BVH

A

1.350

– Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

101

A

400

– Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử

102

A

170

– Ngành Công nghệ thông tin

104

A

450

– Ngành Quản trị kinh doanh

401

A, D1

170

– Ngành Kế toán

402

A, D1

160

+ Đào tạo trình độ Cao đẳng:

BVH

A

550

– Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

C65

A

170

– Ngành Công nghệ thông tin

C66

A

180

– Ngành Quản trị kinh doanh

C67

A, D1

100

– Ngành Kế toán

C68

A, D1

100

* CƠ SỞ PHÍA NAM

Địa chỉ: Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 38297220

Fax: 08. 39105510

BVS

A

850

+ Đào tạo trình độ Đại học:

BVS

650

– Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

101

A

180

– Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử

102

A

70

– Ngành Công nghệ thông tin

104

A

200

– Ngành Quản trị kinh doanh

401

A, D1

130

– Ngành Kế toán

402

A, D1

70

+ Đào tạo trình độ Cao đẳng:

BVS

200

– Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

C65

A

50

– Ngành Công nghệ thông tin

C66

A

50

– Ngành Quản trị kinh doanh

C67

A, D1

50

– Ngành Kế toán

C68

A, D1

50

Xem chi tiết: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

* Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông cơ sở tại TP.HCM:Năm 2011, Học viện dự kiến tuyển mới 850 sinh viên đại học hệ chính quy. Đối với hệ CĐ, Học viện không tổ chức thi riêng mà xét theo điểm thi ĐH khối A (đối với tất cả các ngành). Khối D1 cũng không tổ chức thi riêng mà xét theo nguyện vọng 1 của thí sinh thi khối D1.

Điểm chuẩn ngành Điện tử- Viễn thông năm 2010: ĐH Bách Khoa Hà Nội: 21 điểm; Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh: 18,5 điểm; Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội): 21,5 điểm; ĐH Giao thông Vận tải TPHCM: 15 điểm; Học viện Bưu chính viễn thông: 23 điểm; ĐH Điện lực: 15,5 điểm; ĐH Thái Nguyên: 13 điểm; ĐH Bách Khoa Đà Nẵng: 18,5 điểm; ĐH Công nghiệp Hà Nội: 15 điểm. (Các bạn có thể vào trang web các trường có đào tạo ngành Điện tử – Bưu chính – Viễn thông để xem chi tiết điều kiện cụ thể và chỉ tiêu tuyển sinh 2011)

Công nghệ Điện tử – Viễn thông là một trong các công nghệ quan trọng, nó có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ về công nghệ, luôn đổi mới và có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, làm công việc trong ngành Điện tử – Viễn Thông là phải liên tục cập nhật kiến thức về những công nghệ mới nhất, tạo sự phong phú, đa dạng hiểu biết về chuyên môn. Đó chính là nền tảng, là hành trang vững chắc để các bạn thành công trong ngành Điện tử viễn thông này.

Chí thông tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Công nghệ Điện tử - Viễn thông: luôn đổi mới.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Điện tử - Viễn thông đào tạo các kỹ sư, chuyên viên Điện tử Viễn thông có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng thực hành tốt, để có thể nắm bắt các vấn đề kỹ thuật, công nghệ luôn đổi mới trong lĩnh vực này.

Tiềm năng ngành Viễn Thông Việt Nam

(hieuhoc_hieuhoc) Các chuyên gia trong ngành đều nhận định thị trường viễn thông Việt Nam trong là một thị trường rất phát triển và đầy tiềm năng. Ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động và Internet băng rộng.

Cùng chuyên mục