Bộ môn Tôn giáo học tuyển sinh khóa đầu tiên

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc trường. Đây sẽ là trường ĐH đầu tiên trong cả nước đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành tôn giáo học.Lễ ra mắt vừa được diễn ra sáng 24/4.

Bộ môn Tôn giáo học đã tuyển sinh khóa đầu tiên với 50 sinh viên.

Giáo sư Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho biết, Bộ môn Tôn giáo học, trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV được thành lập 26/7/2016. Đến nay, trường đã đào tạo khóa đầu tiên với 50 sinh viên.

Hiện nay, ngành Tôn giáo học mới chỉ đào tạo ở 1 số cơ sở như Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN (đào tạo Tiến sĩ); Học viện Chính trị Quốc gia HCM (đào tạo Thạc sĩ); Trường ĐH KHXH&NV, ĐH QG TP.HCM (đào tạo cử nhân Triết học chuyên ngành Tôn giáo)…

Bộ môn Tôn giáo học thuộc Trường ĐH KHXH&NV là đơn vị đầu tiên đào tạo ngành Tôn giáo học ở tất cả các bậc học từ cử nhân, thạc sĩ cho tới tiến sĩ. Đặc biệt, đây là đơn vị đầu tiên đào tạo cử nhân ngành Tôn giáo học tại Việt Nam.

Bộ môn được phát triển trên cơ sở tổ bộ môn nghiên cứu về vô thần trực thuộc Khoa Triết học hình thành từ những năm 70 của thế kỷ trước. Trải qua nhiều chục năm phát triển, bộ môn chính thức được tách ra, thành lập một bộ môn riêng, trực thuộc trường từ năm 2016.

Theo ông Phạm Quang Minh, mục tiêu chính của bộ môn là trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu cơ bản có tính ứng dụng cao, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo có chất lượng và uy tín hàng đầu về tôn giáo học ở Việt Nam, dần hướng tới trình độ khu vực và quốc tế.

Các sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu, công tác tại các cơ quan trung ương và địa phương về tôn giáo đồng thời cũng có thể học lên các cấp học cao hơn.

Cũng tại lễ ra mắt Bộ môn Tôn giáo học, ông Phạm Quang Minh đã trao quyết định bổ nhiệm trưởng bộ môn cho PGS.TS Trần Thị Kim Oanh.

Theo: (Giaoduc/VNN)

Bài liên quan

Cách chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng

(hieuhoc_hieuhoc.com) “Nên chú ý khả năng và sở thích của mình khi chọn ngành học” có vẻ là lời khuyên hướng nghiệp “nhàm chán”. Nhưng làm thế nào để tìm đúng ngành học theo sở thích thật sự của mình và chọn được trường vừa sức với khả năng để có hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT không phải là chuyện dễ đối với rất nhiều học sinh. 

Cùng chuyên mục