Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT vừa ban hành Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ 2010 theo chương trình phân ban đại trà. Đây là tài liệu chính thức của Bộ giúp giáo viên và HS chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới.
Dưới đây là cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ 3 môn: Văn, Toán, Tiếng Anh.
1. Môn Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT)
I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
* Văn học Việt Nam
– Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
– Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
– Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
-Tây Tiến – Quang Dũng
– Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
– Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
-Sóng – Xuân Quỳnh
– Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
– Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Vợ nhặt (trích) – Kim Lân
– Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
– Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
– Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
– Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
* Văn học nước ngoài
-Thuốc – Lỗ Tấn
– Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
– Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ).
– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5,0 điểm)
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
– Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
– Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
– Tây Tiến – Quang Dũng
– Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
– Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
– Sóng – Xuân Quỳnh
– Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
– Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
– Vợ nhặt – Kim Lân
– Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
– Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
– Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
– Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
– Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
– Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng
– Tây Tiến – Quang Dũng
– Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
– Việt Bắc (trích) – Tố Hữu
– Tố Hữu
– Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
– Sóng – Xuân Quỳnh
– Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
– Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
– Nguyễn Tuân
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
– Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
– Vợ nhặt – Kim Lân
– Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
– Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
– Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải
– Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
Môn Ngữ văn (đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ)
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm)
Câu I (2,0 điểm):
Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
– Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
– Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
– Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
– Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.
– Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao.
– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.
– Vội vàng – Xuân Diệu.
– Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử.
– Tràng Giang – Huy Cận.
– Chiều tối – Hồ Chí Minh.
– Từ ấy – Tố Hữu.
– Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân.
– Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
– Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh.
– Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng.
– Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
– Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm.
– Sóng – Xuân Quỳnh.
– Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo.
– Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân.
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài.
– Vợ nhặt (trích) – Kim Lân.
– Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành.
– Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi.
– Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu.
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
Câu II (3,0 điểm):
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ).
– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5 điểm)
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Nội dung kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1 (đã nêu trên)
Câu III.b (theo chương trình nâng cao)
Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, bổ sung thêm các tác phẩm, tác giả sau:
– Đời thừa (trích) – Nam Cao
– Nam Cao
– Xuân Diệu
– Tương tư – Nguyễn Bính
– Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh
– Lai Tân – Hồ Chí Minh
– Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
– Tố Hữu
– Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên.
– Nguyễn Tuân
– Một người Hà Nội – Nguyễn Khải.
2. Môn Toán(đề thi tốt nghiệp THPT)
* Phần chung dành cho tất cả thí sinh: (7 điểm)
Câu I (3 điểm):
– Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
– Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số, cực trị, tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
Câu II (3 điểm):
– Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
– Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số.
– Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
– Bài toán tổng hợp.
Câu III (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
* Phần riêng (3 điểm):
Thí sinh học chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc 2)
1. Theo chương trình Chuẩn:
Câu IV.a (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Mặt cầu.
– Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
– Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.a (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
– Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số thực âm; phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức D âm.
– Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
2. Theo chương trình nâng cao:
Câu IV.b (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Mặt cầu.
– Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.b (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
– Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số phức; phương trình bậc hai với hệ số phức; dạng lượng giác của số phức.
– Đồì thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx +c) /(px+q ) và một số yếu tố liên quan.
– Sự tiếp xúc của hai đường cong.
– Hệ phương trình mũ và lôgarit.
– Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Môn Toán (đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ)
I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (7 điểm)
Câu I (2 điểm):
– Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
– Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
Câu II (2 điểm):
– Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
– Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Câu III (1 điểm):
– Tìm giới hạn.
– Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
– Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Câu IV (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu V.
Bài toán tổng hợp (1 điểm)
II. Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).
1. Theo chương trình chuẩn:
Câu VI.a (2 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, elip, mặt cầu.
– Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
– Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu VII.a (1 điểm):
– Số phức.
– Tổ hợp, xác suất, thống kê.
– Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.
2. Theo chương trình nâng cao:
Câu VI.b (2 điểm)
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, ba đường conic, mặt cầu.
– Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu VII.b (1 điểm):
– Số phức.
– Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố liên quan.
– Sự tiếp xúc của hai đường cong.
– Hệ phương trình mũ và lôgarit.
– Tổ hợp, xác suất, thống kê.
– Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.
3. Môn Tiếng Anh (đề thi tốt nghiệp THPT)
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh gồm 50 câu trắc nghiệm dành cho tất cả thí sinh, không có phần đề riêng.
Lĩnh vực
Yếu tố/chi tiết cần kiểm tra
Tỉ trọng/ số lượng câu
Ngữ âm
– Trọng âm
– Nguyên âm và phụ âm 5
Ngữ pháp – Từ vựng
– Danh từ / đại từ / động từ (thời và hợp thời) / tính từ / từ nối/ v.v…9
– Cấu trúc câu 6
* Phương thức cấu tạo từ
* Chọn từ/ cụm từ/ cụm từ cố định,v.v… 7
Chức năng giao tiếp
– Từ / ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản, … (khuyến khích yếu tố văn hóa) 3
Kĩ năng đọc
– Điền từ vào chỗ trống: (sử dụng từ/ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng); một bài text khoảng 150 từ. 5
* Đọc hiểu:
+ số lượng bài text: 1
+ Độ dài: khoảng 200 từ
Chú ý: ngoài những câu hỏi kiểm tra đọc hiểu, chú trọng từ vựng (cận/nghịch nghĩa trên cơ sở văn cảnh), yếu tố văn hóa được khuyến khích…5
Kĩ năng viết
– Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết). 5
* Viết chuyển hóa/ kết hợp câu (subordination/ coordination,… ở cấp độ phrase đến clause)
* Chọn câu/ cấu trúc cận nghĩa 5
Môn Tiếng Anh (đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ)
Đề thi ĐH-CĐ môn tiếng Anh gồm 80 câu trắc nghiệm dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.
Cấu trúc đề thi như sau:
Lĩnh vực
Yếu tố/chi tiết cần kiểm tra
Số câu
Ngữ âm
– Trọng âm từ (chính/phụ)
– Trường độ âm và phương phức phát âm 5
Ngữ pháp – Từ vựng
– Danh từ/ động từ (thời và hợp thời) /đại từ/ tính từ / trạng từ/ từ nối/ v.v…7
– Cấu trúc câu 5
– Phương thức cấu tạo từ/sử dụng từ (word choice/usage) 6
– Tổ hợp từ / cụm từ cố định / động từ hai thành phần (phrasal verb) 4
– Từ đồng nghĩa / dị nghĩa 3
Chức năng giao tiếp
– Từ / ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản, … (khuyến khích yếu tố văn hóa) 5
Kĩ năng đọc
– Điền từ vào chỗ trống: (sử dụng từ / ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng); một bài text độ dài khoảng 200 từ. 10
– Đọc lấy thông tin cụ thể/đại ý (đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa…) một bài text, độ dài khoảng 400 từ, chủ đề: phổ thông. 10
– Đọc phân tích/đọc phê phán/tổng hợp/suy diễn; một bài text khoảng 400 từ chủ đề: phổ thông. 10
Kĩ năng viết
1. Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết). 5
2. Viết gián tiếp. Cụ thể các vấn đề có kiểm tra viết bao gồm:
– Loại câu.
– Câu cận nghĩa.
– Chấm câu.
– Tính cân đối.
– Hợp mệnh đề chính – phụ
-Tính nhất quán (mood, voice, speaker, position…)
– Tương phản.
– Hòa hợp chủ – vị
– Sự mập mờ về nghĩa (do vị trí bổ ngữ…)
– ….
Với phần này, người soạn đề có thể chọn vấn đề cụ thể trong những vấn đề trên cho bài thi. 10
Ghi chú: – Lời chỉ dẫn (instruction) viết bằng tiếng Anh; Ký hiệu “/” có nghĩa là hoặc.
(Nguồn Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT). hieuhoc_hieuhoc.com tiếp tục cập nhật các môn còn lại)