Để luyện thi môn Hóa tốt cần có bí quyết gì? Hãy đọc các bí quyết luyện thi môn Hóa ngay dưới đây.
Để luyện thi môn tốt Hóa học cần chia làm hai phần ôn tập đó là phần rèn luyện kiến thức và luyện giải đề thi.
Cấu trúc đề thi môn Hóa từ 2010 đến 2015:
Đề thi Hóa thường bám sát SGK, trải đều cả 3 lớp 10,11,12. Đề thi tăng cường câu hỏi khó thuộc các dạng bài tập tổng hợp, tăng cường các dạng bài về thí nghiệm và thực tế cuộc sống. Một số chuyên đề có số lượng câu hỏi khá lớn trong các đề thi:
-/ Các chuyên đề về kim loại- phi kim và hợp chất.
-/ Tổng hợp nội dung kiến thức hóa học vô cơ.
-/ Chuyên đề amin- amino axit- protein.
-/ Tổng hợp kiến thức hóa học hữu cơ.
Cấu trúc đề thi môn Hóa 2016
Môn Hóa đề thi có 50 câu, tỉ lệ câu hỏi lí thuyết/ bài tập là 27 câu/ 23 câu. Các câu hỏi lí thuyết đa phần là dễ, thí sinh chỉ cần nhớ các kiến thức trong SGK là có thể làm tốt phần này. Tuy nhiên sẽ có một số câu hỏi lí thuyết tổng hợp không khó nhưng “đánh lừa” thí sinh ( do thí sinh không đọc kỹ các điều kiện trong bài). Các câu hỏi tính toán có khoảng 10 câu ở độ khó vừa phải còn 13 câu ở mức độ khó và cực khó.
Vậy, để luyện thi môn Hóa tốt cần có bí quyết gì? Hãy đọc các bí quyết luyện thi môn Hóa ngay dưới đây.
Trong phần 1 rèn luyện kiến thức:
Một bí quyết để luôn nhớ được kiến thức Hóa học là phải luôn tổng hợp lại kiến thức. Đặc thù môn Hóa là mang tính hệ thống và liên tục, và đề thi môn Hóa cũng trải dài từ lớp 10 đến lớp 12, nên điều tối quan trọng cho các sĩ tử là phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung ôn tập.
Cách tổng hợp tốt nhất và dễ nhớ nhất đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy.Giống như môn Vật lý, hay như môn Sinh học sẽ được trình bày trong phần tiếp theo thì sơ đồ tư duy là cách tốt nhất để hệ thống lại kiến thức và rất dễ nhớ.
Sau khi đã tổng hợp được kiến thức, việc tiếp theo các Sĩ tử cần làm làgiải các bài tậpliên quan tới các chuyên đề để nhớ lí thuyết và biết cách vận dụng vào từng bài tập cụ thể. Bài tập cần được làm từ cơ bản đến nâng cao, và một đặc điểm của môn Hóa là bài tập biến hóa rất đa dạng nên các Sĩ tử cần giải 1 bài tập bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Giải bài tập bằng nhiều phương phápgiúp trí não có tư duy tốt, và khi gặp những bài toán khác có dạng tương tự nhưng có sự thay đổi một của một vài dữ kiện thì Sĩ tử vẫn có thể giải bài tốt.
Điều quan trọng nữa để nhớ được lí thuyết nôn Hóa là các Sĩ tử phải hiểu được bản chất của các phản ứng hóa học. Môn hóa không thể “học vẹt”, vì “học vẹt” sẽ không thể hiểu sâu kiến thức được. Ngoài ra cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần với thực tế.
Khi kiến thức đã được tổng hợp và các Sĩ tử đã hiểu và vận dụng được các công thức, các phản ứng hóa học thì đến bước giải đề. Để giải đề hiệu quả chỉ có một phương pháp duy nhất đó là đặt mình vào trạng thái đang làm bài thi để rèn kỹ năng làm bài.
Phần hai- Giải đề
Bí quyết giải đề hiệu quả là hẹn giờ 90p cho một đề thi, tập trung làm bài không để bị phân tâm, sử dụng các kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm như đọc lướt qua một lượt đề sau đó làm từ câu dễ đến câu khó, tuyệt đối tránh sa đà vào giải câu khó mà quên đi thời gian.
Lợi ích của phương pháp giải đề trên là tập thói quen như đang trong phòng thi, đang làm bài thi với áp lực về thời gian. Giải đề nhiều sẽ tạo cho thí sinh một thói quen tốt là tự tin, bình tĩnh và không bị “ngợp”, bị run khi bước vào kì thi chính thức.
Sau khi hết 90p thí sinh nên soát lại bài thi xem còn những câu nào chưa làm được, lí do chưa làm được là hổng kiến thức hay vì thời gian không đủ, nếu hổng kiến thức thì bạn cần bổ sung lại, còn do thời gian chưa đủ thì cần rèn luyện nhiều để làm bài nhanh hơn.
Rèn luyện theo phương pháp trên, dần dần các bạn sẽ rèn luyện được tư duy phản xạ nhanh với các bài thi, và dễ dàng xử lý khi gặp các dạng bài biến hóa khác nhau. Luyện tập nhiều chắc chắn sẽ đạt một kết quả thi tốt.
Theo: Luyện thi.