Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2017 cho thấy có đến 26-28 câu hỏi lý thuyết, chiếm đến 6,5-7 điểm. Đây thực sự là “kho điểm” mà học sinh cần tập trung khai thác để chiếm lợi thế cho mình.
Việc lấy điểm cao phần lý thuyết, thậm chí là tuyệt đối, cũng không quá khó nếu các em áp dụng triệt để những kinh nghiệm sau:
1. Học đúng chương trình
Mấy năm nay, đề thi ra theo sách giáo khoa 12 cơ bản (đã giảm tải). Vì vậy, các em tuyệt đối không học theo sách giáo khoa nâng cao, cũng như cần tìm hiểu để nắm được nội dung đã giảm tải (ví dụ chương 1 đã bỏ phần “chỉ số chất béo”, “xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp”; chương 3 đã bỏ “enzim và axit nucleic”…), hay lao theo những tài liệu trôi nổi trên mạng. Việc này vừa giúp các em không tốn thời gian vô ích, gây loạn kiến thức, mà còn giúp có sự tập trung cao vào đúng nội dung cần học để đạt kết quả tốt nhất.
2. Đọc đề cẩn thận và đúng cách
Có đến 70% học sinh làm sai vì lý do rất đáng tiếc: hiểu sai yêu cầu câu hỏi.Việc này hoàn toàn có thể khắc phục được, nếu các em nghiêm túc:
– Đọc đề cẩn thận: Chỉ chọn đáp án sau khi đã đọc cẩn thận hết đề, bao gồm cả 4 phương án chọn. Trong quá trình đọc, hãy gạch chân những “từ khóa” ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng như lượng chất, điều kiện phản ứng, yêu cầu giới hạn của câu hỏi, chiều sắp xếp, phần in đậm…
– Kỹ năng đọc ngược đề: Thay vì đọc xuôi từ trên xuống, em nên đọc thẳng vào câu hỏi cuối cùng của đề bài. Việc này giúp tiết kiệm thời gian đồng thời tập trung suy nghĩ để giải quyết đúng và nhanh câu hỏi, đặc biệt với câu hỏi đếm.
Các bước xử lý một câu hỏi đếm:
Bước 1: Đọc câu hỏi cuối cùng và xác định đúng yêu cầu.
Bước 2: Đọc các chất/mệnh đề… trong phần dẫn, gạch chéo những vị trí vi phạm, chỉ để lại vị trí thỏa mãn yêu cầu.
Bước 3: Đếm lại số vị trí còn thỏa mãn, đồng thời kiểm tra và chọn đáp án tương ứng số lượng còn lại.
5. Thường xuyên hệ thống hóa và liên hệ các mảng kiến thức với nhau
Hệ thống hóa kiến thức: Nên kết hợp giữa đọc và viết, vừa đọc vừa viết sẽ giúp ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Ngoài ra có thể trình bày dưới dạng MindMap, bảng tổng kết. Các em cần đặc biệt chú ý nội dung kiến thức in chữ xanh cũng như bài tổng kết cuối chương trong sách giáo khoa.
Kết nối – liên hệ các mảng kiến thức: Khi học hay làm một nội dung kiến thức nào cũng nên liên hệ với những vấn đề có liên quan, qua đó giúp ghi nhớ và tạo thành mạng lưới kiến thức chặt chẽ, dễ phản xạ khi gặp những tình huống phức tạp. Việc này, ngoài sự liên tưởng trong đầu còn nên viết ra, ở dạng MindMap hoặc dãy chuyển hóa.
6. Hình thành và duy trì kỷ luật học tập
Kỷ luật học tập: Trước mỗi lỗi sai (của mình hay bạn bè xung quanh) đều cần trả lời rõ các câu hỏi “sai ở đâu?”, “tại sao sai?”, “sửa như thế nào cho đúng?” và nghiêm túc rút kinh nghiệm để lần sau không lặp lại sai lầm đó.
Ghi chép: Các em nên có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại những lỗi sai thường gặp hay nội dung đặc biệt cần chú ý.
Theo thầy giáoLê Phạm Thành (Hoc24h/VNN)