Bao nhiêu điểm trúng tuyển ngành Công nghệ Thông tin?

Công nghệ Thông tin đang là ngành “hot” với nhu cầu nguồn lao động lớn. Ngành không phân biệt nam nữ mà đòi hỏi người học phải đam mê công nghệ, tư duy logic, ngoại ngữ tốt.

CNTT có hai phần cốt lõi là phần cứng và phần mềm, trong đó phần mềm mới thật sự là bản chất của CNTT. Muốn trở thành chuyên gia CNTT cần phải giỏi môn toán, tiếng Anh, có khả năng làm việc theo nhóm và sức khỏe tốt.

Công nghệ thông tin (IT)làthuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Người lao động ngành này sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành IT thường được phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến là Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Hệ thống Thông tin, Mạng máy tính Truyền thông, Kỹ thuật Phần mềm.

Như vậy, Khoa học Máy tính là chuyên ngành nằm trong ngành Công nghệ Thông tin.

Sinh viên chuyên ngành Khoa học Máy tính nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thông tin, tính toán và ứng dụng của chúng trong hệ thống máy tính.

Họ học các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.

Ngành cũng giúp người học biết cách triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.

Ngành Công nghệ Thông tin thường xét tuyển những tổ hợp nào?

Thông thường, ngành xét tuyển theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), C01 (Toán, Văn, Lý).

Tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn 2016, chỉ tiêu 2017 của một số trường đào tạo ngành Công nghệ Thông tin ở nước ta như sau:




Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin có thể ứng tuyển những vị trí nào sau khi tốt nghiệp? Nữ sinh có phù hợp với ngành này không?

Hiện tại, thị trường đang cần nguồn nhân lực lớn ngành Công nghệ Thông tin.

Theo báo cáo mới nhất củaVietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành IT đang ở mức cao với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016 và đến cuối năm 2018, nước ta sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực hoạt động trong ngành này.

Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ Thông tin có thể lựa chọn ứng tuyển vào các vị trí như lập trình viên; kiểm duyệt chất lượng phần mềm; chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính; chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin; giảng viên tại các cơ sở đào tạo;…

Ngành này không phân biệt nam nữ mà đòi hỏi người làm đam mê công nghệ, tư duy logic, nhạy bén, ham học hỏi và trau dồi kiến thức, có tính chính xác cao cùng với trình độ ngoại ngữ vững vàng.

Ngành CNTT có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong 5 năm gần đây

Theo thống kê mới nhất, từ năm 2012 đến nay, ngành Công nghệ thông tin luôn dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam.

Thông tin trên được bà Nguyễn Phương Mai – Tổng giám đốc Navigos Search Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bà Mai cho biết thị trường lao động ngành CNTT Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường năng động và sôi nổi nhất thế giới.

“Trong 5 năm gần đây, từ 2012 đến nay, ngành CNTT luôn dẫn đầu bảng nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề tại Việt Nam”, bà Mai cho biết.

Về mức tăng trưởng của ngành CNTT, chỉ trong 5 năm, số lượng việc làm trong ngành này đã tăng gần 2,5 lần (chỉ tính số liệu thống kê của phía Navigos). Trong đó, mức lương theo vai trò cũng tăng mạnh. Đối với chức vụ trưởng bộ phận trong ngành này, các ứng viên có thể nhận được mức lương lên tới 2.700 USD/tháng.

Tuy nhiên, theo bà Mai, hiện nay hầu hết CEO của các công ty CNTT lớn tại Việt Nam đều do người nước ngoài đảm nhiệm trong khi nhân sự trong ngành này không thiếu.

Điều này được lý giải bởi hạn chế tiếng Anh. Không giống như các thị trường CNTT khác trên thế giới, tiếng Anh trở thành yêu cầu hàng đầu cho các ứng viên trong ngành tại Việt Nam. Đặc biệt, trong xu hướng các công ty đa quốc gia hiện nay đều có chiến lược đào tạo nhân lực tại Việt Nam.

Ngoài yêu cầu về ngoại ngữ, nhiều doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả mức lương cao hơn cho các nhân viên có bằng cấp nghề nghiệp như Agile, Amazon, Cisco hay các chứng chỉ do Microsoft cấp…

Các doanh nghiệp CNTT cũng cho biết họ không đặt nặng vấn đề kinh nghiệm.

“Gần như 99% doanh nghiệp làm việc với Navigos, đều chia sẻ rằng họ sẵn sàng đào tạo đầu tư cho nhân lực của mình kể cả khi họ chưa có kinh nghiệm”, bà Mai chia sẻ.

Theo: (Giaoduc/Zing)

Bài liên quan

Muốn dự thi vào Ngành Công nghệ thông tin?

(Hiếu học). Em đang học lớp 12, yêu thích và muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin nhưng em chưa hiểu rõ về từng phân ngành nhỏ của ngành này như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông. Cho em biết các ngành này đào tạo những gì, sau khi tốt nghiệp làm việc ở đâu và sức học như thế nào thì học tốt ngành công nghệ thông tin? (Câu hỏi của các bạn: minhnguyen1993, quocnam, …).

Những nghề sẽ rất khởi sắc trong ngành CNTT.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhóm ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trong năm 2012 tăng hơn 66% so với năm 2011; đặc biệt nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile…

Học ngành khoa học máy tính, ra trường làm gì?

(Hiếu học) Chương trình đào tạo cử nhân & kỹ sư ngành Khoa học máy tính dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục Đào tạo nhưng mỗi trường đào tạo với mục đích có chút ít khác nhau. 

Cùng chuyên mục