Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt quá ít

Tỷ lệ chung của 32 tỉnh phía Nam là trên 40.000 dân có một bác sĩ chính quy về răng hàm mặt. Bác sĩ răng hàm mặt ở TP HCM có tỷ lệ cao nhất, 1/10.000 dân. Riêng ở một số tỉnh, thành nhiều bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện hoàn toàn không có bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

“Trên 70.000 dân Tây Nguyên mới có một bác sĩ răng hàm mặt”

Tỷ lệ 1/70.000 này ở Lâm Đồng là tỷ lệ cao nhất (tốt nhất) khu vực Tây Nguyên; các tỉnh như Kon Tum, Gia Lai thì phải từ 100.000 đến 150.000 dân mới có một bác sĩ nha khoa.

Số liệu được Thạc sĩ Vũ Thị Kiều Diễm, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM đưa ra tại hội nghị tập huấn điều trị nha khoa cơ bản và hiện đại, diễn ra ở Đà Lạt trong hai ngày 26- 27/5.

Theo đó, 4 khu vực của 32 tỉnh phía Nam là Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt trên tổng số dân đang rất thấp. Cá biệt, cả tỉnh Đăk Nông chỉ có một bác sĩ chính quy về răng hàm mặt, 2 bác sĩ định hướng răng hàm mặt được đào tạo liên thông từ bác sĩ đa khoa.

Theo Thạc sĩ Kiều Diễm, tỷ lệ chung của 32 tỉnh phía Nam là trên 40.000 dân có một bác sĩ chính quy về răng hàm mặt. TP HCM có tỷ lệ cao nhất, một bác sĩ răng hàm mặt trong khoảng trên 10.000 dân.

Hiện ở một số tỉnh, thành nhiều bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện hoàn toàn không có bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Theo: Vnexpress.

Bài liên quan

Ngành Y học: luôn cần bổ sung nhiều nhân lực.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Đào tạo nhân lực ngành Y là công việc rất đặc biệt vì liên quan đến tính mạng con người. Vì thế, vấn đề đặt ra cho việc đào tạo và bổ sung nhân lực ngành Y đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội đang ngày một cao là hết sức cần thiết và cấp bách. 

Cùng chuyên mục