An toàn khi điều khiển môtô

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hiện nay, tình trạng sinh viên, học sinh vi phạm luật giao thông diễn ra thường xuyên. Thậm chí, đã có trường hợp học sinh lái xe phân khối lớn gây tai nạn chết người. Vì thế, an toàn phải là yêu cầu đặt lên hàng đầu đối với người ngồi trên môtô.

Với số lượng xe gắn máy, môtô đang tăng với tốc độ nhanh hiện nay, mỗi người tự bảo vệ mình khi tham gia lưu thông, đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Bằng lái xe, mũ bảo hiểm, không lái xe sau khi uống rượu bia… là những yêu cầu nhất thiết bạn phải có để tham gia giao thông một cách an toàn.

Bằng lái xe

Khi điều khiển xe gắn máy, môtô trên 50 phân khối, bắt buộc người điều khiển phải có bằng lái xe. Đối với phương tiện là xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 175 phân khối, bằng lái xe mà người điều khiển bắt buộc phải có là hạng A1. Với môtô có dụng tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên, bằng lái xe bắt buộc là hạng A2.

Giấy phép lái xe ô tô các hạng không thay thế cho hai loại bằng lái xe gắn máy và môtô trên. Việc học và thi bằng lái xe hạng A1, A2 sẽ trang bị đầy đủ kiến thức an toàn khi lưu thông như quy định của biển báo, vạch kẻ đường, quy tắc khi lưu thông trên đường.

Đội mũ bảo hiểm

Luôn luôn đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn và đúng quy cách. Bạn cần chọn loại mũ bảo hiểm phù hợp với mình và điều kiện lưu thông để đảm bảo an toàn. Mũ vừa đầu, với dây khóa an toàn được xiết đủ chặt.

Mũ bảo hiểm kín đầu và có bảo vệ cằm (full-face) phù hợp khi lưu thông trên xa lộ, với tốc độ tối đa cho phép. Loại mũ này với kính chắn gió sẽ bảo vệ tối đa phần đầu của bạn. Các loại mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm thời trang nên sử dụng khi lưu thông trong đô thị với tốc độ tối đa cho phép đến 40km/h. Không sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp khi lưu thông bằng xe gắn máy, môtô. Tránh sử dụng mũ bảo hiểm nhỏ hơn đầu hoặc quá rộng.

Quan sát ngã ba, ngã tư

Giảm tốc độ và quan sát khi vào các đoạn đường giao cắt giúp bạn chủ động trong mọi tình huống. Tuân thủ đèn tín hiệu giao thông hoặc người điều khiển giao thông khi tới các điểm giao cắt. Giảm tốc độ, rà thắng, xe phía sau sẽ quan sát thấy đèn hậu của bạn lóe sáng và sẽ giảm tốc độ. – Thắng gấp nơi ngã tư có thể gây nên tai nạn!

Giữ khoảng cách và vượt xe an toàn

Bạn hãy cố gắng giữ khoảng cách với các xe lưu thông phía trước và phía sau. Nếu tầm quan sát của bạn không bị hạn chế, bạn dễ dàng làm chủ mọi tình huống. Theo quá gần một chiếc xe hơi, và bất ngờ một chiếc xe máy phía trước tạt ngang đường trước đầu xe hơi, bạn không thể quan sát để giảm tốc độ, và khi đó bạn phải thắng gấp để tránh chiếc xe hơi với cụm đèn hậu đang sáng đỏ rực.

Lưu ý: Ngay khi vượt một xe khác, bạn luôn nhớ phải vượt bên trái với một khoảng cách an toàn. Không vượt xe khác trong các tình huống khẩn cấp.

Hạn chế đi hàng đôi và đi khi trời mưa

Cố gắng hạn chế đi chiếc xe hai bánh của bạn khi trời mưa. Đường trơn trượt và nước mưa tạt vào mặt khiến bạn khó quan sát, kiểm soát chiếc xe của mình. Nếu không gấp gáp, hãy dừng xe, tìm một nơi trú mưa cho đến khi trời tạnh hẳn.

Đối với xe môtô khi lưu thông trên đường, không bao giờ nên đi hàng đôi.

Không uống rượu bia

Không bao giờ được uống rượu bia và lái xe. Ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy tìm một nơi nghỉ chân bên đường.

Trung tá Phan Văn Sự, đội trưởng đội CSGT Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: Các em HS đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có thể lái xe máy dưới 50 phân khối. Về mức phạt, nếu em HS nào từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi, chưa có bằng lái, điều khiển xe quá 50 phân khối sẽ bịphạt hành chính với 50% so với giá trị mức phạt quy định. Còn HS dưới 16 tuổi thì phạt cảnh cáo và giam xe 10 ngày. Đặc biệt, người giao phương tiện cho người không đủ điều kiện để điều khiển phương tiện đó cũng bị phạt theo.

Tuấn Anh (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

10 Kỹ năng thoát hiểm có thể cứu bạn (1)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Gặp phải kẻ “thôi miên” lừa đảo, hoặc bị cưỡng bức, hoặc có sự cố hỏa hoạn… là những nguy hiểm vẫn có thể xảy ra bất ngờ. Vậy khi đối mặt với nguy hiểm, bạn biết cách xử trí hay chưa? - Trong nhiều trường hợp, những thói quen đơn giản và biết cách thoát hiểm có thể cứu cuộc sống của chúng ta. 

10 Kỹ năng thoát hiểm có thể cứu bạn (phần 2)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Gặp phải kẻ “thôi miên” lừa đảo, hoặc bị cưỡng bức, hoặc có sự cố hỏa hoạn… là những nguy hiểm vẫn có thể xảy ra bất ngờ. Vậy khi đối mặt với nguy hiểm, bạn biết cách xử trí hay chưa? - Trong nhiều trường hợp, những thói quen đơn giản và biết cách thoát hiểm có thể cứu cuộc sống của chúng ta. 

Con người không dễ chết đuối

Có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi. Rất tiếc là rất nhiều người đã không biết rằng, tạo hoá tạo ra con người không phải dễ chết đuối.

Học cách ứng phó theo hoàn cảnh

(hieuhoc_hieuhoc.com) Cách ứng phó với hoàn cảnh sẽ tạo nên kết quả, và kết quả ấy có lợi hay có hại, thành công hay thất bại là tùy thuộc vào cách ứng phó như thế nào của bạn. Vậy, như thế nào là cách ứng phó phù hợp theo hoàn cảnh để thành công?  

Cùng chuyên mục