Kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán giúp công ty hoạt động hiệu quả, các báo cáo tài chính công bố cho công chúng được chính xác và các khoản thuế được thanh toán đúng thời hạn. Họ thực hiện các chức năng này bằng cách cung cấp một loạt các dịch vụ kế toán như ….cũng như kiểm toán nội bộ cho các khách hàng.

Ngoài việc thực hiện các công việc thường ngày như chuẩn bị, phân tích, kiểm tra loại các chứng từ tài chính để cung cấp thông tin cho khách hàng, kế toán ngày nay phải có nhiều kiến thức và kỹ năng. Kế toán và kiểm toán phải mở rộng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao gồm phân tích ngân sách, lên kế hoạch đầu tư tài chính, tư vấn công nghệ thông tin và các dịch vụ pháp luật.

Nhiệm vụ cụ thể của từng công việc khác nhau ở mỗi lĩnh vực kế toán: kế toán dịch vụ công (public accountant), kế toán quản trị (management accountant), government và kiểm toán nội bộ.

Kế toán dịch vụ công thực hiện các công việc tính toán, kiểm toán, thuế và tư vấn cho khách hàng là công ty, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, hoặc cá nhân. Ví dụ, một số kế toán dịch vụ công tập trung vào các vấn đề về thuế như tư vấn cho các công ty về điểm khó khăn và thuận lợi đối với việc đóng thuế trong những quyết định của công ty và chuẩn bị cho việc hoàn trả thuế thu nhập cá nhân. Những người khác thì tư vấn các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe và bồi thường, thiết kế hệ thống xử lý dữ liệu và tính toán, lựa chọn cách kiểm soát tài sản cầm cố. Cũng có một số kiểm toán chứng từ tài chính của khách hàng và thông báo cho nhà đầu tư, chính quyền rằng chứng từ đã được chuẩn bị và báo cáo chính xác.

Kế toán quản trị bao gồm kế toán chi phí, quản lý, ngành nghề, tổ chức hoặc cá nhân – báo cáo và phân tích thông tin tài chính của công ty mà họ đang làm việc. Trách nhiệm của họ là lập ngân sách, đánh giá năng lực, quản lý chi phí và tài sản. Thường thì kế toán quản trị là thành viên của nhóm lập kế hoạch chiến lược hoặc phát triển sản phẩm mới. Họ phân tích và biên dịch các thông tin tài chính theo yêu cầu của các thành viên khác để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Họ cũng chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm người khác như các cổ đông, chủ nợ, đại diện pháp luật và cơ quan thuế.

Trong phòng kế toán, kế toán quản trị thực hiện việc phân tích tài chính, lập kế hoạch và dự toán ngân sách, tính toán chi phí

Kế toán và kiểm toán hành chính sự nghiệp làm việc trong khu vực hành chính công, lưu trữ và kiểm tra các hoạt động của các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân có tuân theo luật pháp và luật thuế hay không. Họ được các tổ chức chính phủ, cơ quan nhà nước tại địa phương tuyển dụng để đảm bảo doanh thu nhận được và chi phí được thanh toán theo đúng quy định của luật pháp.

Kiểm toán nội bộ kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính nội bộ trong công ty họ làm việc và các nhầm lẫn, lãng phí hoặc biển thủ. Kiểm toán nội bộ ngày càng quan trọng trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Kiểm toán nội bộ đánh giá hệ thống thông tin và tài chính của công ty, quy trình quản lý, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo các báo cáo là chính xác. Việc kiểm soát là điều đúng đắn để ngăn chặn các hành vi biển thủ hoặc lãng phí. Họ cũng xem xét lại các hoạt động của công ty, đánh giá hiệu quả, năng suất sao cho thống nhất với chính sách và quy trình công ty đưa ra, với quy định, điều luật của chính phủ. Kiểm toán nội bộ củng đưa ra các kiến nghị trong việc kiểm soát hệ thống máy tính trong công ty để đảm bảo tính tin cậy của hệ thống và thống nhất dữ liệu.

Máy tính nhanh chóng thay đổi bản chất công việc của kế toán và kiểm toán. Với sự hỗ trợ đặc biệt của các phần mềm, kế toán tổng hợp các hợp đồng theo mẫu chuẩn cho báo cáo tài chính, tổ chức dữ liệu cho phần phân tích tài chính. Các phần mềm kế toán này giảm đáng kể công việc thủ công trong việc quản lý dữ liệu và lưu giữ chứng từ. Máy tính giúp kế toán và kiểm toán linh động hơn và sử dụng hệ thống máy tính của khách hàng để xuất ra những thông tin từ dữ liệu và Internet. Kết quả là có sự gia tăng số lượng kế toán và kiểm toán với kỹ năng vi tính xuất sắc tập trung chuyên môn trong việc sửa chửa các lỗi hoặc phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu quản trị dữ liệu và phân tích.

Dần dà nhân viên kế toán đảm trách công việc như là một người tư vấn. Họ không chỉ giúp khách hàng trong việc tính toán và tư vấn các vấn đề về thuế mà còn trong việc lập dự toán ngân sách, quản lý tài sản và đầu tư, lập kế hoạch nghỉ hưu, phát hiện và tiết giảm các rủi ro. Tuy nhiên dịch vụ này chỉ áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức mà các báo cáo tài chính là do chính khách hàng thực hiện
Điều kiện làm việc

Hầu hết kế toán và kiểm toán làm việc theo giờ hành chính. Kế toán làm tự do có thể làm thêm giờ ở nhà. Kế toán và kiểm toán được thuê bởi các công ty dịch vụ kế toán có thể đi công tác thường xuyên để thực hiện việc kiểm toán tại các chi nhánh của công ty, văn phòng của khách hàng hoặc các cơ quan của chính phủ

Họ thường làm việc 40 giờ 1 tuần nhưng có thể làm việc thêm giờ vào các thời điểm báo cáo thuế.

Đào tạo, chứng chỉ và thăng tiến

Các vị trí kế toán và kiểm toán yêu cầu tối thiểu phải có bằng cử nhân chuyên ngành kế toán hoặc các ngành liên quan. Một số nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng ứng viên có bằng thạc sĩ chuyên ngành kế toán, hoặc quản trị kinh doanh nhưng tập trung vào lĩnh vực kế toán.

Có kinh nghiệm làm việc trong nghề kế toán trước đây cũng là một lợi thế cho các ứng viên. Các trường cao đẳng và đại học tạo cơ hội cho sinh viên có được kinh nghiệm bằng cách liên hệ với các công ty kế toán dịch vụ hoặc công ty khác cho sinh viên vào thực tập. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng máy vi tính và khả năng áp dụng nó vào trong công việc kế toán thành thạo cũng là điểm mạnh cho các ứng viên trong lĩnh vực kế toán.

Kế toán và kiểm toán viên có năng lực có thể thăng tiến nhanh chóng. Những người không có chuyên ngành phù hợp có thể bị phân công làm những việc lặt vặt hàng ngày và rất khó thăng tiến. Nhân viên kế toán dịch vụ bắt đầu bằng việc hỗ trợ một số công việc cho khách hàng. Sau 1 vài năm kinh nghiệm, họ thăng tiến đến chức cao hơn. Những người trội hơn có thể trở thành giám sát, trưởng phòng. Hoặc cũng có thành lập công ty riêng hoặc chuyển sang vị trí nhân viên cho phòng kế toán quản trị hoặc kế toán nội bộ cho các công ty tư nhân.

Kế toán quản trị bắt đầu với vị trí kế toán chi phí, nhân viên kiểm toán nội bộ, nhân viên được đào tạo hoặc các vị trí khác. Sau thời gian, họ có thể thăng tiến lên chức trưởng phòng kế toán, trưởng phòng kế toán chi phí, giám đốc tài chính hoặc trưởng phòng kế toán nội bộ. Một số trở thành người giám sát, thủ quỹ, phó giám đốc tài chính, giám đốc tài chính và giám đốc điều hành. Rất nhiều giám đốc điều hành xuất thân từ nhân viên kế toán, kiểm toán và tài chính.

Một số công ty chọn có một “kiểm toán nội bộ” chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là thành viên cua phòng kế toán vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp dụng cho cả phòng kế toán. Cụ thể, kiểm toán nội bộ thường có trách nhiệm kiểm tra:

  • Việc tuân thủ các quy trình và chính sách, vốn là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty;
  • Việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
  • Xác định các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.

Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị. Do đó, với một kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả, hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.

Kiểm toán (Nhân viên kiểm toán, Kiểm toán nội bộ)

Kiểm toán viên kiểm tra hiện trạng tài chính của các công ty và đánh giá xem tình hình tài chính có phản ánh thực chất tình hình tài chính của công ty hay không. Kiểm toán viên đồng thời kiểm tra hệ thống kế toán và quy trình tổ chức. Công việc của một kiểm toán viên

• Kiểm tra xem tình hình tài chính của tổ chức có đáp ứng được các yêu cầu đề ra chưa
• Xác nhận tính chính xác của các báo cáo kế toán
• Xác nhận tính thực tế của các đánh giá và độ tin cậy của các báo cáo
• Làm báo cáo về tình trạng tài chính cho chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông và thành viên hợp pháp
• Đánh giá tính hiệu quả của tổ chức, là công ty tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước
• Kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp nhà nước, chính quyền luật thành phố và công ty kinh doanh của nhà nước
• Tư vấn khách hàng về việc phát triển hệ thống kế toán
• Trợ giúp việc kiểm kê kinh doanh và đánh giá của doanh nghiệp

Học Kiểm toán ở đâu?

1. Chương trình Kế Toán - Kiểm Toán – VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU Á, Tp HCM

2. Kiểm soát viên chuyên nghiệp– Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Đào tạo Doanh Chủ, Tp HCM

3. Kiểm toán nội bộ

– Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Nguồn lực Việt – Vietsourcing, Hà Nội

Bài liên quan

Nghề kiểm toán: Không chỉ có Toán

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, người làm nghề kiểm toán buộc phải “nạp” kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ cần kiến thức về kế toán, kiểm toán, mà “Kiểm toán viên” còn phải trau dồi kiến thức ngoại ngữ cũng như kiến thức luật pháp. Đồng thời luôn phải theo dõi những thay đổi, bổ sung của hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế. 

Học ngành Kế toán – Kiểm toán.

(Hiếu học). Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn.

Kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán giúp công ty hoạt động hiệu quả, các báo cáo tài chính công bố cho công chúng được chính xác và các khoản thuế được thanh toán đúng thời hạn. Họ thực hiện các chức năng này bằng cách cung cấp một loạt các dịch vụ kế toán như ….cũng như kiểm toán nội bộ cho các khách hàng.

Kiểm toán độc lập

Đặc thù dịch vụ kiểm toán là phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính quy định. - Một trong những mục tiêu của Luật Kiểm toán độc lập là minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng nền kinh tế lành mạnh, minh bạch hơn, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, Nhà nước, tổ chức, cá nhân...

Những ngành nghề dễ tìm việc và có giá trong tương lai.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Băn khoăn lớn nhất của các bạn trẻ chuẩn bị vào đời là chọn cho mình ngành nghề nào dễ tìm việc và có giá trong tương lai. Vì thế, (hieuhoc_hieuhoc) tổng hợp những ý kiến từ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để các bạn tham khảo thêm về những ngành nghề dễ tìm việc, những ngành có tiềm năng phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai như sau:

Cùng chuyên mục