Tài chính ngân hàng – Ngành học không dễ.

Khi được hỏi năm nay thi trường gì, Hoa thản nhiên trả lời: “Tài chính ngân hàng”. Nhưng khi hỏi đã biết gì về ngành này chưa? Hoa nguây nguẩy lắc đầu: “Chỉ biết nó được gọi là “phù thủy đồng vàng”.

Đắn đo suy tính, chọn nghề được không?

“Phù thuỷ đồng vàng” là cách gọi hoa mỹ dành cho những cử nhân ngành tài chính – ngân hàng, một trong những ngành đang hot nhất hiện nay. Nhưng để trở thành một “phù thủy đồng vàng” thực sự thì không có dễ đâu nhé!

Mấy năm trở lại đây, thi nhau thi vào ngành tài chính ngân hàng bởi… mốt bây giờ phải thế. Đó là một ngành năng động, có khả năng thăng tiến cao và ngay cái tên của nó thôi cũng khiến nhiều người choáng ngợp. Cứ nghe thấy tài chính ngân hàng là thấy tiền.

Nhưng đằng sau những gì hoa mỹ đó, bước chân và tồn tại được ở ngành này không “đơn giản như đan rổ” đâunhé!

Đầu vào ngất ngưởng

Ngành tài chính ngân hàng trong nhu cầu khát nhân lực và nhu cầu học ngày càng trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Nhưng điểm đầu vào ở các trường không hề dễ chơi chút nào. Một số trường uy tín như Ngoại thương, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính cũng khoảng 23,4 -25 điểm. Các trường thấp hơn một chút như Thương mại, DHDL Phương Đông,… điểm cũng phải 21-22. Số lượng thí sinh dự tuyển những ngành này mấy năm trở lại đây cứ gọi là… đông nghịt, mà trong số ấy lại rất nhiều bạn có học lực tốt. Vì vậy muốn dự thi ngành này, teens nhà mình cần xem xét ở nhiều góc độ nhá: Có nên thi ngành này không, nên thi trường nào cho phù hợp…? Không cân nhắc kỹ là trượt vỏ chuối như chơi.

Việc nhiều nhưng làm không dễ

Cứ nghe thấy các anh chị đi trước nói rằng chưa bao giờ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng rơi vào tình trạng “khát nhân lực” như hiện nay, nghe đa số SV học ngành này ra đều có ngay việc làm là teens nhà mình xốn xang hết cả người lên. Rồi thì mơ ước là ngay từ khi ngồi ghế nhà trường đã được các ngân hàng chào đón sẵn, rồi mỗi tháng được bằng này triệu, bằng này triệu, mấy năm sẽ mua được xe hơi…

Tỉnh đi nào teens ơi! Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có sức cạnh tranh và có sức đào thải cao nhất đấy ạ. Dù đã được nhận vào làm nhưng nếu không hoàn thành được công việc thì bạn cũng sẽ bị out rất nhanh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã khẳng định: “Trong số hàng nghìn SV tốt nghiệp hàng năm, chỉ có 1/3 số SV tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc”. Nếu mà rơi vào số 1/3 ấy thì ngon cứ gọi là ngon, nhưng chẳng may lại lọt vào cái nhóm 2/3 còn lại thì chắc là phải vò đầu bứt tai tìm kế sinh nhai khác mà tiếc hùi hùi 4 năm đại học thui.

Học giỏi chưa chắc đã làm được việc

Không phải cứ có một điểm số cao ngất ngưởng khiến người khác phải ngước nhìn là bạn có tương lai vời vợi với ngành tài chính ngân hàng đâu nhé. Muốn làm “phù thủy” thì phải tôi luyện nhiều lắm teens ơi!

Trước hết là niềm đam mê tới tất tần tật những gì liên quan đến tiền. Cái này xem ra không khó lắm, teens nhỉ. Nhưng chỉ sợ là đến khi bước vào nghề, chúng mình lại sợ sức ép của đồng tiền như hồi bé sợ… ngáo ộp thui.

Thứ 2 là sự sáng tạo. Kiếm tiền là một trò chơi của hàng triệu, hàng tỉ cái đầu đầy toan tính cơ mừ. Kết quả của trò chơi phụ thuộc cực nhiều vào “phép màu” sáng tạo của “phù thủy”. Không sáng tạo được thì chỉ có đi làm thu ngân. Mà làm thu ngân thì… Chẹp, nhìn thấy tiền đấy mà chả được cầm.

Thứ 3 là tính năng động. Ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính, các “phù thủy” phải trang bị cho mình ti tỉ kỹ năng khác nữa đấy: Giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Phải vào guồng mới biết nó khó thế nào teens ạ!

Đấy, học theo mốt thì dễ nhưng mà mai sau làm thì không có theo mốt đâu nha. Teens phải tính toán cho thật kỹ để sau này không phải nuối tiếc nhé!

Theo Bích Ngọc (Kênh 14)

Bài liên quan

Nghề ngân hàng - Dễ tìm nhưng khó làm

Nếu bạn có kế hoạch làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Wesly Grove, chuyên gia nhân sự cao cấp của ngân hàng Chase Mahattan Bank, sẽ giúp bạn hiểu được phần nào công việc này.

Nhân viên tín dụng - Chuyên gia cho vay tiền

(hieuhoc_hieuhoc.com): Ngày nay, với sự ra đời của rất nhiều ngân hàng cũng như các dịch vụ tín dụng; cộng với nhu cầu về tài chính để đầu tư kinh doanh hay chỉ đơn giản là để chi dùng ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực làm nghề tín dụng cũng tăng theo nhanh chóng. Lướt qua các website tuyển dụng cũng như các website của các ngân hàng đều có thấy tuyển rất nhiều nhân viên tài chính.

Tài chính Ngân hàng, Hải quan, Thuế và Thẩm định giá.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tài chính Ngân hàng đào tạo cử nhân nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng và trong nền kinh tế nói chung. Nhóm ngành tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành như thuế, bảo hiểm, hải quan… Riêng Thuế và hải quan,  

Cùng chuyên mục