Trung cấp Thuế

Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy chuyên ngành Thuế bao gồm 2475 tiết lý thuyết hoặc giờ thực hành, tương đương 104 ĐVHT. Trong đó có 435 tiết các học phần chung (kiến thức khoa học đại cương), 2040 tiết (hoặc giờ) các kiến thức chuyên ngành (bao gồm 735 tiết lý thuyết, 1305 giờ thực hành các học phần cơ sở, chuyên môn, thực tập tay nghề và thực tập tốt nghiệp). Với tỷ lệ thực hành tính theo khối kiến thức chuyên môn chiếm 64 %, chương trình đào tạo ngành Thuế đào tạo người học đạt trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Thuế vững vàng về lý thuyết, thành thạo về kỹ năng thực hành.

TRƯỜNG TRUNG CẤP ÁNH SÁNG

  • Địa chỉ: 802/1 đường Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, Quận 12
  • Điện thoại: 08.37159561 - 08.37159562
  • Email: anhsang7176@gmail.com
  • Website: www.anhsang.edu.vn

    Thông tin khóa học

    • Ngày khai giảng: Liên hệ trường
    • Điện thoại: 08.37159561 - 08.37159562
    • Học phí: 1.900.000/ kỳ x 4 kỳ
    • Liên hệ: 802/1 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Đ (08) 37.159.561, Web: www.anhsang.edu.vn
    • Văn bằng/ Chứng chỉ: Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
    • Tần suất khai giảng: hàng tháng
    • Thời gian học:
    • Thời lượng: 2 năm

    Nội dung khóa học

    1. Tên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG, THUẾ
    Chuyên ngành: THUẾ

    2. Mã ngành (Mã cấp III): 423402
    3. Đối tượng người học:
    Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thônghoặc tương đương.
    4. Thời gian học: 24 tháng
    5. Giới thiệu chương trình
    Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy chuyên ngành Thuế bao gồm 2475 tiết lý thuyết hoặc giờ thực hành, tương đương 104 ĐVHT. Trong đó có 435 tiết các học phần chung (kiến thức khoa học đại cương), 2040 tiết (hoặc giờ) các kiến thức chuyên ngành (bao gồm 735 tiết lý thuyết, 1305 giờ thực hành các học phần cơ sở, chuyên môn, thực tập tay nghề và thực tập tốt nghiệp). Với tỷ lệ thực hành tính theo khối kiến thức chuyên môn chiếm 64 %, chương trình đào tạo ngành Thuế đào tạo người học đạt trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Thuế vững vàng về lý thuyết, thành thạo về kỹ năng thực hành.
    Học sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ngành Thuế được trang bị những kiến thức về chính trị, pháp luật, sức khỏe, an ninh quốc phòng thông qua các học phần chung (Chính trị, Giáo dục pháp luật, Anh văn, Giáo dục quốc phòng, Thể dục thể thao), đồng thời được học kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp qua các học phần cơ sở, các học phần chuyên ngành, thực tập tay nghề và thực tập tốt nghiệp như:Kinh tế chính trị, Luật kinh tế, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Soạn thảo văn bản, Kinh tế quốc tế, Kinh tế vi mô, Excel cơ bản, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán, Thuế nhà nước, Sử dụng phần mềm kế toán, Thực hành kế toán trên Excel, Sử dụng phần mềm kê khai thuế …
    Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ làm việc ở một trong các vị trí sau đây: nhân viên kế toán chuyên trách về kế toán thuế; kê khai, báo cáo và quyết toán thuế tại doanh nghiệp; công chức viên ngành thuế làm việc tại Đội thuế liên phường, Chi cục thuế quận, huyện, Cục thuế tại các tỉnh, thành phố.
    Học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp ngành Thuế có thể học liên thông trình độ cao đẳng hoặc học lên trình độ đại học tại các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân về các ngành Tài chính – Ngân hàng, Thuế, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị tài chính ...
    6. Những nhiệm vụ chủ yếu của người học sau khi tốt nghiệp tại nơi làm việc
    - Thực hiện lập, luân chuyển chứng từ kinh tế phát sinh, ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết; hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế tại đơn vị kiểm toán.
    - Hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về thuế: Đăng ký, kê khai, thay đổi, xác nhận thông tin.
    - Tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế
    - Kiểm tra, thanh tra thuế
    - Tổng hợp và dự toán thu vào ngân sách Nhà nước đối với từng sắc thuế: Thu nhập doanh nghiệp, Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân, xuất khẩu, nhập khẩu, môn bài, tiêu thụ đặc biệt...
    - Giải quyết các thủ tục kiểm tra hoàn thuế, thoái thu thuế
    - Quản lý thông tin người nộp thuế
    - Đề xuất phương án xử lý các vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức cá nhân nộp thuế
    - Đề xuất xây dựng quy trình, giải quyết các sự vụ liên quan.
    - Tổ chức cưỡng chế nợ thuế
    - Tuyên truyền, trả lời chính sách cho tổ chức, cá nhân nộp thuế
    - Soạn thảo văn bản, nhập thông tin vào máy tính.
    7. Mục tiêu đào tạo
    Sau khi học xong chương trình Thuế, học sinh có khả năng:
    7.1. Về kiến thức
    - Trình bày được các nội dung chủ yếu về nền tảng chính trị và pháp luật Việt Nam.
    - Mô tả được các nội dung cơ bản và cốt lõi của Luật kinh tế, Kinh tế học, Nguyên lý kế toán, Tài chính tiền tệ, Thống kê, Marketing, Nghiệp vụ hành chính văn phòng,...
    - Khái quát hóa được các nội dung của Tài chính doanh nghiệp, Kế toán tài chính, Kế toán thương mại - Dịch vụ, Kế toán chi phí, Kế toán xây lắp, Thuế nhà nước.
    - Trình bày được khái niệm, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế và mục đích đối với từng sắc thuế, đồng thời áp dụng đúng sắc thuế với từng đối tượng tính thuế.
    - Khái quát hóa được quy trình, phương pháp và kỹ thuật xử lý các nghiệp vụ thuế tại cơ quan thu thuế.
    - Xác định, vận dụng và lượng hóa được những công cụ tính toán hiện đại để hỗ trợ công việc kế toán và kê khai, báo cáo thuế.
    - Mô tả đúng chức năng, nhiệm vụ của cán bộ thu thuế; biết kê khai, báo cáo thuế tại các doanh nghiệp.
    7.2. Về kỹ năng
    - Thực hiện thành thạo và chính xác các quy định, chế độ, phương pháp kế toán để lập chứng từ, hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp, ghi chép các sổ kế toán liên quan.
    - Lập và kiểm tra được báo cáo tài chính, báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu hàng tháng, hàng quý, hàng năm và báo cáo quyết toán thuế cuối năm.
    - Thực hành thành thạo và hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức về các nghiệp vụ kê khai, thu thuế ở cơ quan, đơn vị thu thuế; đọc hiểu các bản kê khai, báo cáo thuế của các tổ chức và cá nhân.
    - Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học thông dụng và các thiết bị văn phòng phục vụ công việc chuyên môn như lập bảng thống kê; kê khai và báo cáo thuế; kiểm tra tiền và phát hiện tiền giả...
    - Học sinh tôn trọng luật pháp của Nhà nước và các quy định của Ngành, của cơ quan; chấp nhận mọi thách thức để giữ vững tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (thật thà, trung thực, khách quan, tỉ mỉ, cẩn thận …); có tinh thần hợp tác làm việc; tôn trọng nguyên tắc bảo vệ bí mật trong quan hệ với đối tác; có thái độ cởi mở, nhiệt tình và lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.
    - Học sinh nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời; tham gia tích cực vào bài giảng của giáo viên; có ý thức chủ động tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế và có chí hướng học lên trình độ cao hơn.
    7.4. Về tiếng Anh
    - Nhớ được tối thiểu 600 từ.
    - Sử dụng được động từ (thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành); các danh từ số ít, số nhiều, danh từ đếm được và không đếm được; các tính từ và trạng từ trong các câu giao tiếp cơ bản.
    - Có khả năng nghe, nói, đọc, viết đúng các câu giao tiếp cơ bản và đọc hiểu được tài liệu thông thường về lãnh vực tài chính.
    7.5. Về tin học
    - Sử dụng được phần mềm Power point, Excel, Word.
    - Biết cách khởi tạo hộp mail và cách truy cập các website.
    7.6. Về sức khỏe
    Học sinh có sức khỏe dẻo dai và tác phong nhanh nhẹn để làm việc lâu dài trong điều kiện áp lực công việc cao do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế thị trường và tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng nhanh.

    Nhà đào tạo

    TRƯỜNG TRUNG CẤP ÁNH SÁNG


    Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh vẫn chạy theo nguyện vọng thi vào đại học và cao đẳng hơn là trung cấp chuyên nghiệp. Vậy, làm thế nào để tạo được sự cân bằng giữa thầy và thợ…

    Cùng chuyên mục