Đánh giá khả năng ghi nhớ tạm thời của bạn

Phần 1: Đánh giá khả năng ghi nhớ con số

Hãy nhờ một người bạn giúp bạn đọc lần lượt những con số sau, nhiệm vụ của bạn là nhắc lại chúng theo thứ tự. Hãy thử xem khả năng ghi nhớ của bạn đến đâu nhé!

18 13 71 43 7 58 2 9 6 5 4 16 25 34 95 19 29

Kết quả: Bạn ghi nhớ được bao nhiêu số thì được bấy nhiêu điểm.
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-9 số: Mức độ trung bình
9 số trở lên: Mức độ tốt

Kết luận 1: Phần lớn chúng ta thường ghi nhớ được 7 thông tin.

Phần 2: Đánh giá khả năng ghi nhớ ngôn ngữ

Hãy xem những từ sau và ghi nhớ chúng, không được viết chúng ra. Bạn có thời gian là một phút.

Búp bê
Ô tô
Bàn

Tàu hỏa
Bóng đá
Xe máy
Cầu thủy tinh
Áo khoác
Ghế
Câu đố
Trực thăng
Tấm thảm
Chăn
Ghế sô fa
Bít tất

Sau khi đọc xong hãy nhớ lại và viết chúng ra giấy.

Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu từ? Cứ mỗi từ đúng bạn ghi được 1 điểm
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-9 số: Mức độ trung bình
9 số trở lên: Mức độ tốt

Kết luận 2: Có thể bạn lại ghi nhớ được từ 5 – 9 từ. Bạn có nhận thấy những từ này có quy luật gì đặc biệt không? Nếu chưa nhận ra, bạn hãy nhìn lại chúng một lần nữa. Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ phát hiện ra rằng những từ đơn này được chia làm 4 loại (đồ chơi, phương tiện giao thông, đồ dùng, trang phục). Một trong những phương pháp giúp ghi nhớ hiệu quả là phân loại các thông tin cần ghi nhớ.

Phần 3: Đánh giá khả năng ghi nhớ hình ảnh và hình khối

Bạn hãy quan sát kĩ 10 bức hình sau trong 1 phút và cố gắng ghi nhớ chúng, sau đó xem bạn có thể ghi nhớ được bao nhiêu hình?

Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu hình? Cứ mỗi hình đúng bạn ghi được 1 điểm.
Ít hơn 5 số: Mức độ kém
5-8 số: Mức độ trung bình
8-10 số: Mức độ tốt

Phần 4: Đánh giá khả năng ghi nhớ phân biệt thị giác

Hãy nhìn những hình dưới đây. Trong số này có những hình nào bạn đã nhìn thấy ở phần trước rồi, hãy ghi ra giấy những hình bạn đã xem qua và đối chiếu lại những bức hình ở trang trước, xem xem bạn nhớ được bao nhiêu hình. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì số lượng hình mình nhớ được đấy!

Phần 5: Ghi nhớ câu chuyện

Đọc mẩu truyện dưới đây nhưng không được ghi chép lại.

Ông Lân đang trên đường đến siêu thị, ông muốn mua đồ ăn sáng, một tờ báo, một hộp trứng gà và một vài đồ ngọt khác. Khi ông bước trên vỉa hè, ông nhìn thấy một phụ nữ vấp phải hòn đá và ngã nhào xuống đất. Ông vội chạy đến xem người phụ nữ nọ có cần ông giúp gì không thì nhìn thấy đầu chị ta bị chảy máu. Ông liền chạy đến ngôi nhà bên cạnh, ông gõ cửa, kể lại hco chủ nhà chuyện không may của người phụ nữ nọ và nhờ người chủ gọi người giúp đỡ. 15 phút sau, một chiếc xe cứu thương đến đưa người phụ nữ nọ tới bệnh viện.

Đọc xong câu chuyện rồi thì bạn hãy viết lại câu chuyện ra giấy (cố gắng nhớ đúng từng từ, từng chữ trong đoạn)

Kết quả: Bạn nhớ được bao nhiêu thông tin?
Ít hơn 15: Mức độ kém
16 – 25: Mức độ trung bình
Trên 25: Mức độ tốt

Phần lớn mọi người đều có thể ghi nhớ được nội dung chính của câu chuyện, có thể họ còn nhớ được đến từng chi tiết. Tuy nhiên, nếu muốn ghi nhớ từng từ, từng chữ của câu chuyện trên thì không phải chuyện dễ.

Phần lớn chúng ta lkhi đọc báo đều đọc lướt nội dung chính chứ không ghi nhớ từng câu, từng từ. Điều này là bởi vì tuy câu từ là quan trọng nhưng biên độ ghi nhớ của chúng ta là có hạn, do vậy mà chúng ta chỉ có thể nhớ được nội dung chính. Điều may mắn là nội dung mà câu, từ truyền đạt không phải là bản thân câu, từ. Bộ nhớ của con người cũng thiên về việc ghi nhớ những khoảnh khắc đáng nhớ và những thứ có liên quan đến bản thân mỗi con người chúng ta.

Phần 6: Bộ nhớ phân biệt

Hãy xem những từ dưới đây, sau đó tìm ra những từ đã luyện nhớ ở phần trước. Không được giở lại coi phần trước, bạn có thể ghi nhớ được những từ nào bạn đã xem lúc trước?

Búp bê
Ô tô
Xe máy
Tấm thảm
Bóng đá

Căn phòng
Ghế sô fa
Thùng rác
Xe máy
Áo khoác
Câu đố
Bàn là
Tàu hỏa
Trực thăng
Cửa sổ

Kết quả:

Giở lại trang phía trước và tính điểm của bạn. Trong số những từ trên đây có 11 từ bạn đã xem ở phần trước, nếu bạn nhận ra được ít hơn 9 từ thì ở mức độ kém, 9 từ ở mức độ trung bình, 10 từ trở lên ở mức độ tốt.

Nhiều người trong chúng ta thường rất giỏi trong việc nhận biết chữ. Nhận biết thường là những gợi mở tự nhiên của bộ nhớ, vì từ vựng vốn đã có sẵn trong đầu chúng ta, chỉ cần bạn tìm ra từ nào đã nhìn qua, từ nào chưa nhìn qua, vì thế mà việc ghi nhớ không mất nhiều công sức lắm.

Nguồn: Sách Phương pháp rèn luyện trí nhớ, Trần Thị Thanh Liêm, Trương Ngọc Quỳnh biên soạn, Nxb. Thanh Niên

Bài liên quan

Cùng chuyên mục