Anh Tony Ngo (Ngô Chí Giang) hiện là Chủ tịch và Đồng sáng lập Everest Education (E2) – tổ chức giáo dục uy tín tại TP. HCM.Anh tốt nghiệp Đại học Stanford với hai tấm bằng Cử Nhân Kinh Tế (Economics) và Thạc Sĩ Kĩ ThuậtCông Nghiệp (Industrial Engineering), và sau đó là bằng Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh củaHarvard Business School.Trước khi về Việt Nam, anh đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc tại Wall Street, bắt đầu với vai trò là chuyên viên ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanleyvàkết thúctại Bridger Capital, quỹ hợp tác đầu tư tư nhân có trụ sở tại New York. Niềm đam mê dành cho giáo dục đã thúc đẩy anh sáng lập nhiều tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực này ngay từ khi ở Mỹ như tổ chức phát triển kĩ năng lãnh đạo UNAVSA (200-2006), Sponsors for Educational Opportunity – Vietnam – SEO-Vietnam (2009).
Theo anh Tony:“Bằng cấp có thể giúp bạn vào được vòng phỏng vấn nhưng không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn”.
Phần trò chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quan điểm này của anh.
Chào anh. Tốt nghiệp Đại học Stanford cả hai chuyên ngành Kinh tế và Kĩthuật, tại sao anh lại chọn làm việc tại Phố Wall?
Khi ra trường, tôi chưa biết mình sẽ làm gì. Thấy bạn bè vào làmtại cáccông ty Phố Wall,tôi nghĩ người kháclàm được thì mình cũng làm được nên tôi nộp đơn vào Morgan Stanley.
Môi trường làm việc ở đây rất khốc liệt. Khoảng thời gian đầu, tôi phải làm liên tục từ 9 giờ sáng hôm nay đến 2-3 giờ sáng hôm sau. Khi công ty có dự án lớn chúng tôi hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi. Thời gian đầu, tôi học được rất nhiều thứ nhưng càng về sau công việc lặp lại khá nhiều và nhàm chán. Sau một năm, tôi bị sa thải và xin vào làm cho một công ty nhỏ hơn, hoạt động ở một lĩnh vực rộng hơn. Tại đây, tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi thêm rất nhiều thứ.
Lý do anh bị sa thải ở Morgan Stanley là gì? Lúc đó, anh cảm thấy như thế nào?
Nguyên nhân một phần dobong bóng công nghệ bị vỡ, phần khác do tôimới ra trường, chưa hiểu rõ môi trường làm việc nơi công sở. Lúc đó tôi chỉ tập trung vào công việc mà không để ý đến các mối quan hệ trong công ty. Sau khi bị đuổi, tôi mới phát hiện mình đã tin nhầm người. Việc này dạy tôi bài học về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và các mối quan hệ khi đi làm.Khoảng thời gianđólà thời điểm thấp nhất trong cả cuộc sống và sự nghiệp của tôi. May mắn nhờ gia đình và bạn bè động viên, giúp đỡ, tôi đã vượt qua và tìm được mộtcông việc khác tốt hơn.
Được biết có thời gian anh làm đầu tư ở Trung Quốc, anh có thể chia sẻ đôi nét về những khó khăn hay kinh nghiệm đáng nhớ khi ấy?
Một trong những vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc là việc giả mạo giấy tờ. Nhiềudoanh nghiệp làm việc không minh bạch và khai khống số liệu. Vì vậy, tôi không tin tưởng hoàn toàn vào đội ngũ quản lý của các công ty hoặc nhữngsố liệu thống kê, báo cáo trên báo chí của họ. Tôi thường đến tận nơi phân phối, phân xưởng sản xuất để điều tra, nghiên cứu, so sánh số liệu thực tế và số liệu do công ty cung cấp. Chỉ có làm thế mới đảm bảo cho số tiền đầu tư của quỹ được sử dụng an toàn và đúng mục đích.
Tại sao anh lại từ bỏ công việc đầu tư để làm giáo dục ở Việt Nam?
Tại Việt Nam, một lớp học thường có từ 30-40 học viên và một giảng viên. Tuy nhiên, năng lực tiếp thu của mỗi học viên không đồng đều và giảng viên cũng không có thời gian quan tâm hết tất cả học viên. Trong khi đó, công nghệ càng lúc càng phát triển, có những mô hình giáo dục mới áp dụng rất thành công tại Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam có gần 100 triệu dân, 50% trong số đósử dụng Internet và hơn 20 triệu người sử dụng smartphone. Tôi muốn sử dụng công nghệ để áp dụng những mô hình giáo dục tiên tiến đó cho các học viên Việt Nam.Đây là một thị trường rất tiềm năng và chưa có nhiều người khai thác.
Anh sinh ra và lớn lên ở Mỹ, thời gian gần đây sinh sống và làm giáo dục tại Việt Nam. Vậy theo anh, đâu là điểm khác nhau giữa những founder sinh ra vàlớn lên ở Việt Nam và Mỹ?
Vào năm 2007, khi thực tập tạiquỹ đầu tư TPG, tôi có cơ hội về Việt Nam và làm việc tại FPT. Trong thời gian ở Việt Nam, tôi thấy rằng những founder sinh ra và lớn lên ở đây sẽ phát triển đến một mức độ nhất định, mà tôi tạm gọi là “chạm trần” và họ không thể phát triển lên được nữa. Họ giỏi nhưng chưa vươn tới mức chuyên nghiệpvà mangtầm cỡ khu vực hay quốc tế. Sự khác biệt này là do mindset và mô hình đào tạo của hai quốc gia.
Bên cạnh đó, một số bạn ở Mỹ về Việt Nam kinh doanh và đầu tư, họ thường cho rằng mình thông minh và giỏi giang hơn. Tuy nhiên, sau khoảng hai đến ba năm thì họ trở về Mỹ do làm ăn thua lỗ vì không quen với môi trường làm việc, hệ thống pháp luật và chính sách của tại đây.
Tốt nghiệp với nhữngtấm bằng danh giá từ cáctrường Đại học hàng đầu trên thế giới nhưng con đường sự nghiệp lúc đầu của anh dường như không được suôn sẻ cho lắm. Anh có bài học hay lời khuyên nào để chia sẻ cho các bạn trẻ ở đây?
Bằng cấp có thể giúp bạn vào được vòng phỏng vấn nhưng không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Những kiến thức, kĩ năng mà các bạnhọc được ở trường Đại học là cần thiết nhưng chưa đủ. Để thành công, các bạn cũng cần rèn luyện thêm các kĩ năng mềm khác như thuyết trình, nói trước đám đông, thuyết phục người khác…Thêm nữa, hãy tìm cho mình một mentor. Họ sẽ giúp bạn làm quen với công việc nhanh hơn và bạn cũng học được nhiều điều từ họ.
Với anh mentor là người có vai trò quan trọng như thế nào và làm sao để một người giỏi hơn nhận làm mentor của anh?
Bản thân chúng ta không thể nào đủ thông minh để biết hết mọi thứ và phát hiện ra những khuyết điểm của bản thân. Mentor sẽ là người giúp chúng tanhìn ra khuyết điểm và phát triển bản thân tốt hơn. Một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững là hai bên phải mang lại lợi ích cho nhau. Để một người trở thành mentor của bạn, tự thân bạn phải mang lại giá trị cho họ. Bạn có thể rủ họ đi ăn uống, cùng chia sẻ kiến thức, sở thích và trò chuyện về những chủ đề mà họ hứng thú.
Những mentor tốt mà anh biết có những đức tính gì?
Những mentor tốt mà tôi từng gặp thường là những người khiêm tốn, am hiểu về lĩnh vực của họ và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng là lời nhắn đến các bạn trẻ, kĩ năng nào mà anh nghĩ các bạn nên có?
Nếu như chỉ được chọn một kĩ năng thì tôi sẽ chọn “tự nhận thức bản thân” (self-awareness).Nhận ra được bạn đang ở đâu và cần phải khắc phục những yếu điểmnào. Khi người khác chê bai hay khuyên nhủ bạn điều gì, hãy dũng cảm đón nhận nó. Những lời phê bình như vậy thường quý hơn những lời khen mà chúng ta nhận được. Người Việt Nam mình có thói quen “sĩ diện”, thường lo lắng người khác nghĩ thế nào về mình nên hay che giấu khuyết điểm. Đó là một thói quen không tốt. Hãy biết cách đánh giá đúng bản thân nếu như bạn muốn bản thân mình ngày càng tốt lên.
Cảm ơn những chia sẻ của anh.
Theo: (blog.siliconstraits.vn)