Những căn bệnh sau khi thăng chức

Chỉ cần bạn biết cách phòng tránh những căn bệnh thường mắc phải sau khi được thăng chức, thì thăng tiến trong công việc vẫn luôn là niềm vui lớn và là mục tiêu làm việc của rất nhiều người.

“Khi cảm thấy hạnh phúc nơi bạn làm việc và với những gì bạn làm thì những điều tuyệt vời sẽ đến”

Được thăng chức là một niềm vui lớn, ấy thế mà nhiều chuyên gia lại khuyến cáo, rằng mọi người sẽ dễ mắc những “căn bệnh” làm giảm sức khỏe, gây nên phản ứng phụ về tinh thần và có thể có tâm lý không tốt sau khi thăng chức.

Bệnh vội vàng chứng tỏ mình

Nhiều nhân viên sau khi được đề bạt lên vị trí mới muốn chứng tỏ cho sếp thấy quyết định của sếp là hoàn toàn đúng đắn. Họ có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở bất cứ vị trí nào. Vì thế, họ thường đề xuất và xin sếp được thực hiện ngay một kế hoạch hoành tráng cho kế hoạch kinh doanh nào đó. Nhưng thực tế nhân lực trong phòng lại không đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch triển khai. Kết quả là họ không những tự tăng áp lực cho bản thân mà còn gia tăng sự mệt mỏi và áp lực cho nhân viên, nên hiệu quả làm việc không cao.

Trường hợp chị Mai, bạn tôi là như vậy. Sau gần 2 tháng phụ trách thực hiện dự án tiếp thị sản phẩm do chính chị đề xuất sau khi được đề bạt lên chức vụ Trưởng phòng kinh doanh, chị bị stress trầm trọng, sụt mất 3 kí khi dự án kết thúc. Do nhân viên cấp dưới thiếu kinh nghiệm, trình độ không đồng đều nên chị phải thường xuyên thức đêm nghĩ các giải pháp khắc phục sự cố để dự án hoàn thành đúng thời hạn. Và vì không muốn mất thể diện với các sếp và nhân viên của mình, chị buộc phải tự tăng áp lực cho chính mình…

Bệnh lạnh lùng trong ứng xử


Đây là hiện tượng khá phổ biến của nhiều nhân viên sau khi nhận chức vụ mới. Ho luôn cho rằng mối quan hệ thân thiết, thoải mái với các nhân viên trong phòng như trước kia sẽ không còn phù hợp nữa, vì nó sẽ làm cho mọi người không nể phục, không nghiêm túc trong công việc. Vậy là những người này lập tức thay đổi thái độ, tập cho mình tác phong làm sếp. Họ tỏ ra lạnh lùng, không vồn vã ôn tồn với đồng nghiệp như trước nữa, cố gắng giữ khoảng cách với mọi người, nghiêm khắc, nguyên tắc hơn trong công việc. Kết quả là họ đã vô tình tự đẩy mình vào thế cô lập, cảm giác cô đơn, stress ngày càng bủa vây họ bởi nhân viên thấy “sợ” họ hơn thay vì nể phục.

Độc đoán khi ra quyết định


Người làm sếp thông minh là người luôn biết cách tập hợp ý kiến của nhân viên cấp dưới. Đây là bí quyết lãnh đạo của “vua thép” Andrew Carnegie. Nhờ bí quyết tập hợp sức mạnh tập thể mà không bao giờ người ta thấy Andrew Carnegie bị stress, căng thẳng vì lâm vào thế bí.

Nhưng phần lớn nhân viên trẻ, sau khi được đề bạt lên vị trí mới thường mắc phải căn bệnh độc đoán trong quyết định và hành động. Nhân viên góp ý kiến, họ không lắng nghe vì luôn nghĩ rằng quyết định của lãnh đạo bao giờ cũng đúng thì mới là người lãnh đạo tài giỏi. Chính suy nghĩ này đã đẩy họ vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi gặp những dự án khó khăn, cần nhiều ý tưởng sáng tạo từ nhiều cái đầu. Và người ta nói những lãnh đạo theo kiểu độc đoán thường có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, căng thẳng thần kinh cao hơn các vị trí công việc áp lực khác.

Bệnh suy dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu phát hiện: Mỗi lần thăng chức, bạn lại căng thẳng thêm 10% và giảm thời gian đi khám bệnh đến 20%. Điều này có nghĩa là thăng chức làm tăng stress và làm tổn hại đến sức khỏe của bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

Các nhà kinh tế và tâm lý tại Đại học Warwick (Anh) đã phân tích 1.000 người được thăng chức từ giữa năm 1991 đến 2005. Họ cho rằng người ở vị trí cao thường có xu hướng sức khỏe tốt hơn và hy vọng nghiên cứu này sẽ phản ánh điều đó. Tuy nhiên, chuyên gia Chris Boyce, tham gia nhóm nghiên cứu cho biết, lên vị trí cao hơn trong công việc không phải là điều tuyệt vời như nhiều người nghĩ.

Ông còn cho biết thêm: “Công trình của chúng tôi cho thấy sức khỏe tinh thần của các nhà quản lý thường giảm đi sau mỗi đợt thăng chức và không chỉ là thay đổi trong ngắn hạn. Không rõ tại sao lại có điều này, nhưng có thể việc thăng chức không phải là lộ trình tốt cho tất cả mọi người, bởi sự tăng áp lực và mức độ căng thẳng. Chúng tôi nhận thấy một số người có lẽ không đảm đương được các vị trí nào đó…”

Tuy nhiên, chỉ cần bạn biết cách phòng tránh những căn bệnh thường mắc phải sau khi được thăng chức, thì sự thăng tiến trong công việc vẫn luôn là niềm vui lớn và là mục tiêu làm việc của rất nhiều người.

Theo: (Tamnhin)

Bài liên quan

Để thăng tiến trong công việc.

(Hiếu học). Thăng tiến trong công việc là khát vọng của mỗi người.Thế nhưng có nhiều người vẫn không thể thăng tiến, dù họ đầy đủ tài năng, học vấn hoàn chỉnh và bước đầu nhiều thuận lợi. Điều gì đã cản trở sự thăng tiến của họ?

Cùng chuyên mục