Để tiếp thị bản thân thật sự hiệu quả.

(Hiếu học). Để tìm được công việc thích hợp, cần phải có một kế hoạch tiếp thị bản thân trước các nhà tuyển dụng. Các “cẩm nang tiếp thị” đó bạn đã từng cố gắng thực hiện nhưng kết quả thật đáng thất vọng! Tất cả chỉ là rải hồ sơ và… chờ đợi trong tâm trạng vô định hướng. Vì sao những sinh viên vừa mới ra trường, bất kể tấm bằng đại học đỏ chói hay tầm kha khá (chứ chưa nói đến hạn trung bình) muốn tìm cho mình một chỗ làm tốt đều phải đổ nhiều mồ hôi, lắm khi cả những giọt nước mắt … lại không thành công?

Lên kế hoạch tiếp thị bản thân không phải là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất: Đó là yếu tố “niềm tin” từ bản thân. Chỉ khi cóniềm tin thì mới có thể khơi dậy tiềm năng của bản thân để biểu lộ nên phong thái, thông điệp … của mình, gây dựng được niềm tin nơi người khác. Các “kỹ thuật” tiếp thị bản thân trước các nhà tuyển dụng chỉ là yếu tố phụ trợ.

Tốt gỗ, phải tốt cả nước sơn.

Đầu tiên, bạn cần phải xác định đâu là cơ hội để bạn tìm kiếm những nhà tuyển dụng tiềm năng. Cần sử dụng các chiến thuật trên mọi mặt trận để tiếp cận nhà tuyển dụng vì biết đâu họ cũng đang tìm kiếm bạn. Để giới thiệu được bản thân, bạn cần phải có cơ hội để tiếp xúc với họ. Đó có thể là các chuyên gia săn đầu người. Hãy gửi cho họ bản CV của bạn và thường xuyên gọi điện thăm hỏi họ. Nếu bạn được giới thiệu với chủ một công ty, hãy gửi e-mail chào hỏi họ và giới thiệu qua về bản thân mình. (Trong e-mail hãy hỏi xem bạn có thể gửi họ xem bản CV của mình không, vì phần lớn mọi người đều e dè khi mở khi e-mail có file đính kèm). Cũng đừng quên tìm việc thông qua hệ thống bạn bè của bạn. Một điểm rất quan trọng trong chiến dịch tìm kiếm việc làm mới là khả năng sắp xếp. Nếu bạn không sắp xếp các thông tin của mình một cách khoa học, theo trình tự riêng do bạn quy định, bạn sẽ làm mất những thông tin liên lạc khi cần thiết và tiêu tốn nhiều thời gian cho việc lục tìm.

Niềm tin từ bản thân.

Vấn đề của bạn lúc này chính là sự trung thực và niềm tin từ bản thân của bạn. Có thể vì đã gặp nhiều thất bại khiến bạn bắt đầu tiêm nhiễm xác tín rằng bạn chẳng có thể làm gì để cải thiện tình thế được, khiếm khuyết của bạn là vĩnh viễn, là toàn diện. Thật sự, một vài khiếm khuyết không hề cản trở việc bạn được một ai đó tuyển dụng và tin cậy giao phó cho bạn một công việc nào đó. Chính xác hơn, nó chỉ có thể khiến bạn không lọt được vào một số nơi nào đó mà thôi. Thành công hay thất bại vẫn là chuyện thường tình. Nhà tuyển dụng có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn ứng viên, vì vậy không thành công không có nghĩa là bạn không có năng lực. Mà phải chuẩn bị cho mình tâm lí thất bại, rút ra kinh nghiệm có lợi cho những cuộc phỏng vấn lần sau. Bởi chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, nên chúng ta không sử dụng hết được khả năng có sẳn nơi mình.

Vì vậy, điều quan trọng chính là bạn phải có niềm tin. Một khi bạn quyết tâm đạt bằng được một điều gì, tức khắc bạn sẽ thấy Nghề nghiệp và tính cách. và bạn sẽ thay đổi phương pháp cho tới khi đạt được điều mình muốn.

Điều cuối cùng là: Hãy nói lời cảm ơn thay vì thầm oán trách nếu không được như ý. Tinh thần lạc quan tích cực sẽ tạo niềm tin nơi bạn, giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh tâm lý để thành công với thử thách mới. Chắc chắn là bạn thành công.

Năm mới, chúc các bạn tràn đầy tự tin và nhiều may mắn!

Gia Nghi/(Hiếu học.com).

Bài liên quan

Cẩm nang cho người mới bắt đầu đi làm.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Những ngày đầu tiên của người mới bắt đầu đi làm luôn tràn đầy nhiệt tình, háo hức với công việc. Nhưng trong thực tế, đôi khi chỉ vì không thích nghi với những việc nhỏ cũng gây nên cảm giác thất vọng, làm thui chột ý chí phấn đấu gây tác hoại không nhỏ cho sự nghiệp.

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Tiêu chuẩn chọn lựa của nhà tuyển dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nên chọn bạn để phục vụ cho công ty của họ hay không đều dựa vào các yếu tố: Bằng cấp, kiến thức-kinh nghiệm và thái độ làm việc. Trong 3 yếu tố đó, thái độ là điều kiện quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên.

Niềm tin xây dựng thành công.

(Hiêu học). Bạn đã, đang và sẽ đạt được những gì? Bạn có được sự tôn trọng tương xứng với những gì bạn đã cố gắng không? Thật kỳ lạ, ảnh hưởng của bạn đối với người khác nhiều hay ít lại tùy thuộc vào niềm tin của bạn. Không những thế, bạn có niềm tin vào chính bạn còn giúp cho bạn tạo ra những cơ hội mới, có những điều kiện thuận lợi hơn, dễ dàng đạt được những thành công tốt đẹp hơn.  

Cùng chuyên mục