(hieuhoc_hieuhoc.com) Cuộc đua tranh vào các trường có danh tiếng, nhất là khối Y – Dược, Tài chính – Ngân hàng ngày càng khó vì chỉ tiêu vào các trường này không tăng, vẫn giữ ổn định. Theo lãnh đạo các trường, việc không tăng chỉ tiêu tuyển sinh để nhằm nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo.
Vào Y dược, Kinh tế cần bao nhiêu điểm?
PGS-TS Lý Văn Xuân lưu ý: “Hằng năm, trường ĐH Y Dược vẫn có điểm chuẩn rất cao so với nhiều trường khác. Trong đó, ngành Điều dưỡng, Dược có tỷ lệ chọn 1 cao nhất. Tuy nhiên, ngành Bác sĩ đa khoa lại có điểm chuẩn cao nhất. Các em nhắm thấy khả năng mình thi đạt khoảng 24, 25 điểm cho 3 môn trở lên thì mới có cơ hội đỗ. Các ngành còn lại điểm chuẩn thấp hơn một chút”.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương cho biết: “Trường ĐH Kinh tế TP.HCM không lấy điểm chuẩn theo ngành mà lấy theo chỉ tiêu tính từ cao xuống thấp. Sau 3 học kỳ, sinh viên dựa vào năng lực của bản thân trong quá trình học mới đăng ký chọn ngành. Năm 2010, thí sinh có tổng điểm 19 là trúng tuyển vào trường”. Năm 2010, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Luật TP.HCM là chuyên ngành Luật thương mại (khối A: 20,5 ; khối C: 21,5; khối D1: 18,5; khối D3: 19,5). Các ngành còn lại có điểm chuẩn từ 14,5 đến 17,5.
Các trường khối Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng có “điểm chuẩn cao” vài năm trở lại đây như sau:
Trường ĐH Ngoại thương Năm 2011, ĐH Ngoại thương có 3.400 chỉ tiêu. Điểm chuẩn năm 2009 ngành Kinh tế đối ngoại, Tài chính quốc tế điểm khối A: 26,5 điểm; khối D với các ngành khác (môn ngoại ngữ chưa nhân hệ số 2) cũng từ 23,5 – 24,5. Với các ngành ngoại ngữ, (ngoại ngữ nhân hệ số 2) là 28 điểm.
Đến năm 2010, điểm chuẩn vào ĐH Ngoại thương giảm chút ít, trường qui định điểm sàn trúng tuyển chung vào trường, áp dụng cho cả hai cơ sở đào tạo Hà Nội và TPHCM: khối A: 24, khối D: 22. Phía Bắc, điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại khối A giảm nửa điểm còn 26 điểm, khối D: 23. Chuyên ngành Thương mại quốc tế, khối A: 25 điểm và khối D: 22,5. Chuyên ngành Thuế và Hải quan 24 (A), 22 (D). Với các ngành tiếng Anh, Ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Ngành tiếng Pháp, Ngành tiếng Trung, Ngành tiếng Nhật khối D1: 29 điểm.
Học viện Tài chính: Năm 2011, Học viện Tài chính có 3.400 chỉ tiêu, điểm chuẩn 3 nămtrở lại đây ít dao động. Năm 2008, điểm chuẩn khối A: 22,5;Khối D (tiếng Anh hệ số 2): 28,5. Đến năm 2009 điểm chuẩn khối A: 22, Khối D1: 23 (tiếng Anh hệ số 2). Năm 2010, điểm sàn vào trường khối A: 21, riêng ngành Kế toán điểm chuẩn: 22,0; khối D1: 28,0 điểm (đã nhân hệ số).
Học viện Ngân hàng : Năm 2011, Học viện ngân hàng có 2.300 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.050 hệ CĐ, điểm chuẩn vài năm trở lại đây lại giảm đôi chút. Năm 2008, điểm chuẩn vào trường cao “ngất ngưởng” 24 điểm cho ngành 401; 23 điểm cho các ngành 402, 403, 404. Thí sinh dự thi mã ngành 401 có mức điểm 23 và 23,5 được xét trúng tuyển vào một trong các ngành 402, 403, 404. Đến năm 2009 thì điểm chuẩn có giảm đôi chút khối A: 22, khối D: 20.
Đến năm 2010, khối A tiếp tục giảm xuống 1 điểm: 21 điểm, trường quy định thí sinh đăng ký vào mã ngành 401 có điểm thấp hơn 22,0 sẽ được nhà trường phân vào 1 trong 3 mã ngành 402 hoặc 403 hoặc 404. Trong mã ngành 401 có 2 khoa là Khoa Ngân hàng và Khoa Tài chính. Điểm chuẩn vào khoa Ngân hàng là 23,5, các thí sinh còn lại có mức điểm từ 22,0 đến 23,0, sẽ học tại khoa Tài chính. Khối D1: Điểm chuẩn 19,5.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Năm 2011, ĐH Kinh tế quốc dân 4.750 có chỉ tiêu, điểm chuẩn, điểm sàn năm 2009 vào trường khá cao, khối D1 thấp nhất là 21 điểm, khối A: 22,5. Đặc biệt, ngành Ngân hàng khối A: 27, D1: 26, Kế toán tổng hợp, khối A: 26,5, Kiểm toán, khối A: 27,5,ngành Tài chính doanh nghiệp A: 27, D1: 26.
Đến năm 2010, điểm sàn chung trúng tuyển vào trường đối với khối A: 21, khối D1: 20. Riêng các chuyên ngành: Công nghệ thông tin (146), Tin học Kinh tế (444), Hệ thống thông tin quản lý (453), Kinh tế Nông nghiệp và PTNN (417), Luật Kinh doanh (545), Luật Kinh doanh quốc tế (546), Thống kê kinh tế xã hội (424) có điểm chuẩn tiếp tục giảm, khối A: 18, khối D1: 18.
Một số ngành “nóng” điểm chuẩn vẫn cao là Kiểm toán khối A: 26 điểm, D1,: 25 điểm. Chuyên ngành tiếng Anh thương mại: 28,5 điểm. Chuyên ngành Ngân hàng, khối A: 25,5, khối D1: 23,5, Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, khối A: 25,5, khối D: 24,5.
Khối trường tốp đầu của ngành Y:
ĐH Y Hà Nội điểm chuẩn năm 2010 vào trường có giảm hơn chút so với năm 2009: ngành Bác sĩ đa khoa 24,0 điểm (năm 2009: 25,5), Bác sĩ Y học cổ truyền: 19,5 (năm 2009: 21,5), Bác sĩ Răng Hàm Mặt: 22,0 ( năm 2009: 25,0); Bác sĩ Y học dự phòng: 18,5 (năm 2009: 21,0);Cử nhân Điều dưỡng: 19,0 (năm 2009: 19,5);Cử nhân Kĩ thuật Y học: 19,0 (năm 2009: 22,0); Cử nhân Y tế công cộng: 18,5 (năm 2009: 16,0).
ĐH Y-Dược TP.HCM : Từ năm 2011, ĐH Y dược TP.HCM bắt đầu tuyển sinh trong cả nước tất cả các ngành thay vì một số ngành chỉ tuyển từ Đà Nẵng trở vào như các năm trước và giảm ngành bác sĩ đa khoa, tăng ngành điều dưỡng. Điểm chuẩn ĐH Y dược TP.HCM năm 2010 như sau: – Bác sĩ đa khoa (học 6 năm) 23,5 điểm; – Bác sĩ Răng Hàm Mặt (học 6 năm) 24 đ; – Dược sĩ đại học (học 5 năm) 24 đ; – Bác sĩ Y học cổ truyền (học 6 năm) 19 đ; – Bác sĩ Y học dự phòng (học 6 năm) 17 đ. Đào tạo cử nhân (học 4 năm): – Điều dưỡng 18,5; – Y tế công cộng 16,5; – Xét nghiệm 21; – Vật lý trị liệu 18,5; – Kỹ thuật hình ảnh 19,5; – Kỹ thuật Phục hình răng 19,5; – Hộ sinh (chỉ tuyển nữ) 18; – Gây mê hồi sức 19. (Trường không xét tuyển NV2).
Đối với thí sinh, thì việc để vào học được các trường này là cuộc đua tranh rất gay gắt. Do vậy, để thỏa nguyện được ước mơ, các bạn cần cố gắng hết sức từ bây giờ và cũng cần lượng sức mình khi đăng ký dự thi. Việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên.Như hiện nay, để có thêm cơ hội vào đại học, một số bạn đang ôn cả 2 khối A – B hoặc A – D1 để thi cả 2 đợt đại học. Các bạn cũng nên lưu ý:
– Thí sinh lựa chọn thi 2 khối A – B, nên cân nhắc kỹ. Đối với khối A có rất nhiều cơ hội, nhiều trường để dự thi và xét tuyển nhưng đối với khối B lại rất ít trường và ngành học, theo đó có ít cơ hội cho nguyện vọng 2. Vậy nên cần tập trung ngay cho thi khối A, đợt thi đầu tiên để yên tâm hơn.
– Đối với khối B (nếu là phụ, thi thêm) thì hãy đăng ký vào các trường có điểm chuẩn hàng năm thấp như ĐH Nông nghiệp, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Thái Nguyên…, tránh vào các trường có khối B điểm chuẩn cao như ĐH Y, Dược… vì điểm chuẩn hàng năm vào các trường này thường khá cao, phải 20 điểm trở lên mới có cơ hội đỗ.
– Còn các bạn thi thêm khối D cũng nên chú ý tránh đăng ký vào những ngành mà điểm chuẩn hàng năm rất cao như ĐH Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính… Bên cạnh đó, nhiều trường đại học công lập cũng có nhiều ngành thi khối D mà điểm chuẩn không cao như ĐH Công đoàn với điểm chuẩn năm 2010 của khối D1 là 17 điểm, ĐH Thái Nguyên trừ điểm chuẩn Sư phạm tiếng Anh 20 điểm, còn lại các ngành khác từ 13 – 15 điểm; ĐH Công nghiệp Hà Nội, điểm chuẩn vào khoa Tiếng Anh (đã nhân hệ số 2 môn Tiếng Anh) là 19 điểm, còn các ngành Quản trị kinh doanh 15,5 điểm, Kế toán, Tài chính ngân hàng 16 điểm; Quản trị kinh doanh Du lịch Khách sạn, Việt Nam học (hướng dẫn du lịch) là 13 điểm…
Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.
Chúc các bạn đạt kết quả thật tốt trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Tuấn phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)