Màu sắc: sở thích và ứng dụng

(hieuhoc_hieuhoc.com) Màu sắc và kiểu dáng của các loại sản phẩm luôn được các nhà thiết kế quan tâm, nên các nhà nghiên cứu tâm lý muốn tìm ra lý do tại sao chúng ta có những sở thích về màu sắc như vậy?

Cận cảnh tranh sơn dầu bán trừu tượng đa màu sắc của một họa sĩ. (iStockphoto: Chris Rose)

Sở thích màu sắc của con người là do kinh nghiệm riêng

Theo một nghiên cứu mới đây, do những kinh nghiệm mà con người có được là yếu tố quyết định màu sắc mà họ ưa chuộng. Đây là nghiên cứu đầu tiên để kiểm chứng một giả thuyết còn hoài nghi từ lâu cho rằng con người thích màu sắc của những đồ vật mà họ ưa thích.

Kết quả nghiên cứu trên giúp lý giải vì sao màu xanh nước biển là màu được nhiều người ưa chuộng hay tại sao phụ nữ Nhật lại thích gam màu sáng trong khi màu vàng đậm lại không mấy hấp dẫn họ hoặc tại sao có người thích những đôi tất màu cam trong khi có người lại thích màu nâu. Tìm hiểu điều này giúp cho các nhà thiết kế, các nghệ sĩ và các chuyên gia tiếp thị trong việc ứng dụng màu sắc.

“Tôi thích màu tím hơn vì phòng chị gái tôi được sơn màu tím và vì tôi đã có những giây phút thư giãn, thoải mái ở đó”, Karen Schloss, một sinh viên cao học chuyên ngành tâm lý học tại Đại học California, Berkeley cho biết. Anh cũng cho rằng sở thích về màu sắc của mỗi cá nhân là do những trải nghiệm của họ có liên quan tới những vật thể mang màu sắc đó, có nghĩa là họ đã hài lòng với những đồ vật mang màu gì thì có thể họ sẽ trở nên yêu thích màu đó.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người với giả thuyết chính cho rằng những sở thích màu sắc của con người có liên quan tới những sự kiện và sự vật mang tính lạc quan trong cuộc sống.

Ví dụ, bầu trời xanh thể sự thanh bình và điều này có thể giải thích nguyên nhân tại sao màu xanh nước biển rất được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa; màu xám xịt như giông bảo, tai họa… cũng như màu vàng đậm và màu cam khiến người ta liên tưởng tới màu nước tiểu, chất cặn bã, nôn mửa và thức ăn hỏng và đúng như các nhà khoa học nhận định, con người thường không bị hấp dẫn bởi các màu sắc này.

Mặc dù sở thích về màu sắc của con người tuân theo một số xu hướng chung nhưng sở thích màu sắc của từng cá nhân lại có sự khác biệt rất lớn. Họ còn đưa ra nhiều dự đoán khác nhau, ví dụ sở dĩ phụ nữ thích màu đỏ hơn bởi từ thời kỳ nguyên thủy sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, tổ tiên loài người thường tìm kiếm những quả dâu chín đỏ trong những tán lá xanh để ăn.

Yếu tố tác động tới sự lựa chọn

Trong một loạt các thí nghiệm, họ đã đưa ra hàng loạt hình ảnh về các đồ vật nhiều màu sắc cho một nhóm người tham gia nghiên cứu theo dõi. Chúng được lựa một cách có chủ ý, từ những hình ảnh hấp dẫn như dâu tây cho tới những hình ảnh không mấy thú vị như chất nhớt màu xanh lá cây sẫm. Một nhóm khác thì lại được xem những hình ảnh màu đỏ tạo ấn tượng tiêu cực như máu và những vật có màu xanh mát mắt như những tán cây.

Sau cùng, các nhà nghiên cứu công bố kết quả trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho biết, những người tham gia nghiên cứu thường thích những màu sắc có liên quan tới các hình ảnh đã tác động tích cực mà họ được nhìn thấy, dù đó là màu xanh hay màu đỏ.

Yếu tố xã hội tác động sở thích màu sắc của con người

Trong một nghiên cứu sơ bộ khác, họ phát hiện thấy tại trường Berkeley, những học sinh xếp thứ hạng cao nhất trong trường thích nhất màu xanh nước biển và màu vàng – hai màu đặc trưng của ngôi trường. Trái lại, họ ghét nhất màu đỏ và màu trắng, vốn là màu truyền thống của trường Standford đối thủ của họ. Tuy nhiên, những học sinh trường Standford lại thể hiện sở thích màu sắc trái ngược. Điều này cho thấy yếu tố xã hội có tác động đến sở thích màu sắc của con người ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.

Những phát hiện trên số mới nhất của tạp chí Khoa học, ứng dụng cho quảng cáo và cho thiết kế: Màu đỏ nâng cao đòi hỏi sự cảnh giác và cảnh báo bởi những liên quan với màu đỏ có dấu hiệu dừng lại, trường hợp khẩn cấp, xe cứu thương và nguy hiểm. Màu đỏ làm tăng sự chú ý đến chi tiết trong các hành vi lập lại, trong khi màu xanh khuyến khích sáng tạo. Màu xanh khuyến khích sáng tạo vì nó liên kết với “đại dương, bầu trời, tự do, cởi mở, an lạc” (Giáo sư Juliet Zhu thuộc Đại học British Columbia, Canada). GS. Tâm lý học Zhu cũng khuyến cáo rằng, các nhà tiếp thị bán các sản phẩm sáng tạo hoặc cải tiến nên sử dụng màu xanh và các lớp học cần động não nhiều cũng nên được tổ chức trong phòng màu xanh. Sử dụng màu đỏ trong quảng cáo sẽ nhắc người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến chi tiết sản phẩm, ông nói. Tuy nhiên, những nghiên cứu sử dụng đối tượng kiểm tra chỉ ở Bắc Mỹ, các cuộc thử nghiệm có thể có kết quả ở nơi khác. Ví dụ như Trung Quốc, màu đỏ là kết hợp với sự thịnh vượng, may mắn và may mắn.(iStockphoto)

Bà Yazhu Ling, chuyên gia nghiên cứu về thị lực tại Đại học East Angila, Anh cho biết nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ giả thuyết vốn bị nghi ngờ từ lâu được nêu ở trên. Bà và các đồng nghiệp cũng đã đưa ra một giả thuyết cho rằng sở thích màu sắc cũng giống như bản năng tự nhiên của con người, kể cả trong trường hợp nó dễ dàng bị thay đổi.

Bà nói: “Hiện nay trên Internet có rất nhiều bài báo dự đoán tính cách và hướng nghiệp cho bạn tương ứng với những màu sắc bạn ưa thích. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào minh chứng điều đó nhưng nó cũng thể hiện là con người thường quan tâm đến những sở thích khác biệt của mình với những người khác cũng như lý do dẫn tới sự khác biệt đó. Chúng ta vẫn thường tin rằng màu sắc là một công cụ giúp lý giải điều này.”

Tham khảo: Ý nghĩa “cảm xúc” của những sắc màu.

Đỏ: Năng động, mạnh mẽ, bản năng cuồn cuộn, xen lẫn sự giận dữ và một chút sợ hãi.

Cam: Tự chủ, tham vọng, dũng cảm, sâu sắc.

Vàng: Lạc quan, hạnh phúc, trí tuệ, nhưng xen lẫn sự do dự, dễ bị người khác điều khiển.

Xanh lá: Hòa bình, có lòng trắc ẩn, đôi khi lại là dối trá và ghen tị.

Xanh dương: Có tâm hồn lãng mạn, nhạy bén với nghệ thuật, trung thành, sáng tạo, thoáng chút buồn rầu.

Tím: Hơi đa cảm, tinh tế, khôn ngoan.

Chàm: Nhân hậu, trực giác nhạy bén.

Hồng: Yêu thương, chân thành, chan chứa tình bằng hữu.

Xám: Chán nản, buồn phiền, thụ động, hoài nghi.

Nâu: Xấu tính, chuyện gì cũng muốn dính vào, ngoan cố.

Đen: Thiếu sinh khí, bệnh tật, sắp chết.

Trắng: Cân bằng hoàn hảo.

Hoàng Anh (theo Colour preferences shaped by experience/Discovery News)/(hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Cùng chuyên mục