Chọn nghề, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tìm kiếm việc làm, tất cả những người tìm việc đều trông tương tợ như nhau. Mặc dù, càm nhận của người đã đi làm vừa bị mất việc phải đi tìm việc khác và người vừa mới tốt nghiêp đi tìm việc có khác nhau. Người tràn trề hy vọng, kẻ tức giận vì bị sốc và lo lắng, nhưng tất cả đều có chung mục đích là tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho mình.

Đi tìm việc: Cũng là một công việc. (Hình:renownedstaffing.com/jobsearch.html )

Ngày nay, các chuyên gia đều nhận thấy một người trung bình có thể thay đổi nghề ba bốn lần trong đời. Và thực tế, chúng ta hiếm khi gắn bó hẳn cả đời với một nghề nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để có thể chọn nghề, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm một cách hiệu quả nhất? Sau đây là những lời khuyên từ kinh nghiệm của những người từng trải:

1) Chọn nghề.

– Bạn phải biết chắc sở thích và khả năng của mình. Đừng mơ hồ, đôi khi bạn bỏ qua một nghề phù hợp với mình chỉ vì bạn không có cảm tình với người dạy (nghề bạn dự định học) hoặc vì ghét ông chủ và chổ làm! Vì vậy, nếu “nghề” của bạn khôngđược đặt đúng chổ thì hãy tìm chổ làm khác nhưng vẫn nên là nghề nghiệp cũ.

– Hãy để ý đến sở thích và môi trường làm việc đối với sức khỏe của mình, đừng để đến lúc kiệt sức, mõi mòn.

“Phán đoán” để chọn một ngành nghềđang hoặc sẽ có tiềm năng phát triển trong xã hội mà khả năng mình có thể theo đuổi được.

2) Cụ thể và thực tế.

Hãy làm người xung phong. Nếu bạn định học và sẽ làm việc trong ngành y, sao không thử tình nguyện làm việc cho một bệnh viện nào đó? Hãy cố gắng làm thử nhiều công việc khác nhau. Làm càng nhiều việc, bạn càng hiểu rõ thêm công việc nào sẽ phù hợp với bạn trong thời gian lâu dài. Khi đã có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cách nhìn vấn đề của bạn sẽ đa dạng hơn. Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, không chỉ để các bạn hiểu biết đối với nghề định chọn sẽ làm trong tương lai mà còn có thể giúp cho bạn hiểu rõ thêm giá trị của nghề.

Đừng tự cô lập, thử thách nhưng không làm ốc đảo. Bạn sẽ tăng thêm cơ hội lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn khi bạn không lẳng lặng, âm thầm giải quyết một mình. Nếu bạn gặp gỡ, trao đổi với người khác, bạn có thể nói về cuộc sống của bạn, cảm xúc của bạn, băn khoăn của bạn và nghề nghiệp gì bạn muốn theo. Trong cộng đồng, bạn có thể họcđược từ những kinh nghiệm của người khác và nhiều quan điểm khác nhau.

Đừng ngại học hành, hãy thử làm công việc mới. Trước khi bỏ hẳn nghề nghiệp cũ, bạn hãy thử làm hoặc học công việc mới trước đã. Cũng có thể kết hợp cả khả năng và sở thích như: Bạn là nhân viên kế toán nhưng rất say mê thể thao, vậy hãy thử tìm một chân kế toán cho một cơ sở, đơn vị thể thao nào đó chẳng hạn.

Hãy học một ngành cụ thể, một nghề gì đó. Học là điều tốt, nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép thì hãy tránh việc lấy những bằng cấp quá chung chung. Chẳng hạn, dù cũng là chung ngành tin học nhưng nên là chuyên viên lập trình, chuyên viên đồ họa…chứ đừng nên là chuyên viên toán tin, chuyên viên tin học, vì quá bao quát, không cụ thể nên khó tìm việc. (Hẳn nhiên, ngoại trừ những người quá xuất sắc hoặc không cần sớm có việc làm).

“Đi tìm việc”: (chuyện bạn đang làm, dù chưa ai trả lương cho viêc này) cũng là một công việc. Và công việc mới sau này của bạn trong mai kia sẽ thành công hay thất bại cũng không phải là “vấn đề”. Bỏi vì bạn sẽ thấy phần thưởng hết sức ngọt ngào khi thành công hoặc bạn sẽ học được những điều gì đó từ những công việc mà mình đã thử qua. Vì vậy, hãy kiên nhẫn chớ nản lòng!

Và một điều thêm nữa: Có thể bạn là một “nhân tài”, nhưng nếu bạn không thể c họn nghề, tạo cho mình cơ hội để có việc làm phù hợp, trước mắt để nuôi sống bản thân và sau nữa là giúp đỡ người khác. Nếu bạn chỉ chờ đợi, đổ thừa cho ai đó, trách móc xã hội không công bằng thì cái “tài” của bạn có lẽ cần phải rèn luyện thêm nữa để thật sự là nhân tài. Vì nhân tài thì không bị hắt hủi và cũng không sợ bị hắt hủi.

Xin chào, chúc bạn luôn vui-khỏe và thành công.

Văn Hoàng Chương. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Thân tự lập thân: Tự lực – tự học.

(Hiếu học). Học tập bậc cao là một quá trình tự học, tự lực gian khổ tìm tòi học hỏi từ mọi người, mọi lúc, mọi nơi… Quá trình lập thân này chính là nền tảng cho sự tự quyết định vận mệnh của chính mình đi đến thành công.    

Chọn nghề, cơ hội việc làm nếu không học Đại hoc.

(hieuhoc_hieuhoc.com).  Cơ hội việc làm đến với những ai? Rất nhiều ngành nghề ở Việt Nam đang thiếu thợ chuyên nghiệp, nhưng vì nhận thức xã hội chưa thay đổi nên một số người dù có khả năng về nghề mộc, nghề hàn, đầu bếp, cơ khí, thợ máy, điện, may…cũng không muốn theo vì sợ không được tôn trọng.

Tôi học ngành-nghề gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com).“Dù rằng mình nắm giữ chìa khóa cuộc đời. Nhưng phải sử dụng nó thật là khó. Đến nay, tôi vẫn chưa xác định được ngành nghề gì là thích hợp, là sở trường của mình. Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì?” Đó là tâm sự của rất nhiều bạn trẻ (Pikachu, Lê Ng.,Mai Tiên….) gởi đến với Hiếu Học.    

Cùng chuyên mục