3 Hỏi đáp về cách làm thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Những hỏi đáp này được rút ra từ thực tế của các doanh nghiệp nhỏ mà người viết đã tư vấn, theo dõi quá trình hoạt động của họ, và từ chính startup của mình.

Câu 1: Khi mới khởi nghiệp, việc bán hàng, sản phẩm và xây dựng thương hiệu, cái nào cần làm trước?

Khi sản phẩm chưa ổn đừng vội làm thương hiệu.

Sản phẩm có trước, thương hiệu có sau. Không có chuyện ngược lại. Sản phẩm tồi làm thương hiệu rầm rộ nhiều khi tệ hơn là không làm gì.

Tiền đã ít, đừng ném tiền qua cửa sổ.

Câu 2: Nhưng khi sản phẩm thực sự tốt, mới khởi nghiệp có cần làm thương hiệu không?

Rất cần!

Sản phẩm tốt mà không biết làm thương hiệu thì khác gì “áo gấm đi đêm”. Đối với sản phẩm tốt, truyền miệng từ những người đã dùng rất quan trọng. Nhưng các đối thủ cũng sản phẩm tốt chẳng kém thì làm sao? Lúc đó chiến thắng thuộc về người biết làm thương hiệu một cách bài bản, biết vận dụng những quy luật và nguyên tắc có sức mạnh tạo sự thay đổi.

Nhiều khi để rút ra được một quy luật, rất nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá rất đắt.

Câu 3: Cần bao nhiêu lâu để một chiến lược thương hiệu chứng minh lợi ích mang lại cho doanh nghiệp?

(Chiến lược thương hiệu có 3 nội dung, định vị chỉ là một trong 3 nội dung đó).

Không có mốc thời gian làm chuẩn. Thành công hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

– Chiến lược thương hiệu có chuẩn hay không?
– Chuẩn rồi thực thi trong quảng cáo và content có hiệu quả không?
– Cuối cùng, đội ngũ bán hàng thực thi hiệu ứng thương hiệu và truyền thông mang lại thế nào, nhất là chất lượng dịch vụ?

Nhanh thì 6 tháng có thể thấy rõ thành công, chậm thì thậm chí mất vài ba năm.

Theo: NGUYỄN ĐỨC SƠN – CEO Richard Moore Associates
(Group FB Quản triÌ£ & Khởi nghiế£p/DNSG)

Bài liên quan

Công ty khởi nghiệp và bài toán bán hàng

Công ty khởi nghiệp thường gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nguyên nhân có thể do không đủ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chăm sóc khách hàng và gặp nhiều rủi ro trong phát triển kênh phân phối, đội ngũ bán hàng.

Lean Startup: Tinh thần khởi nghiệp tinh gọn

Cách tiếp cận của khởi nghiệp tinh gọn không chỉ được áp dụng cho các công ty khởi nghiệp mà còn áp dụng cho cả việc triển khai các dự án mới. Có người còn cho rằng, cách tiếp cận của khởi nghiệp tinh gọn có thể áp dụng cho tất cả mọi thứ, kể cả trong cuộc sống cá nhân!

Nghề quảng bá kinh doanh và tiếp thị

Chuyên ngành quảng bá kinh doanh và tiếp thị được xếp hạng có triển vọng nghề nghiệp tích cực nhất năm 2017, theo Báo cáo Triển vọng Thị trường việc làm năm 2017 c

Cùng chuyên mục