ĐH Hồng Bàng tuyển sinh ngành Luật kinh tế

Năm 2017, ngành Luật kinh tế Đại học quốc tế Hồng Bàng xét tuyển theo hai phương thức, điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ THPT.

Đối với ngành Luật kinh tế, trường sẽ tuyển sinh dựa vào một trong các tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh; Văn – Sử – Địa hoặc Toán – Văn – Anh.

Trước đó, ngày 28/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định cho phép Đại học quốc tế Hồng Bàng đào tạo ngành Luật kinh tế (thuộc khoa Quản trị kinh doanh), trình độ đại học hệ chính quy.

Học cử nhân ngành Luật kinh tế thuộc Đại học quốc tế Hồng Bàng, ra trường bạn có thể đảm nhiệm đa dạng vị trí như: chuyên viên tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế; chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư; chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế…

Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc sau khi hoàn thành khóa học.

Đánh giá tiềm năng về nhu cầu lao động trong lĩnh vực luật kinh tế, luật sư Nguyễn Đăng Nguyên cho rằng, việc Việt Nam hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội cho nền kinh tế thị trường phát triển.

Để thích ứng với sự thay đổi này, các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải luôn giữ bên mình những nhân sự giỏi về Luật kinh tế nhằm duy trì và phát triển công ty. “Tình trạng ‘khát’ nhân lực ngành Luật kinh tế là xu hướng tất yếu và dễ hiểu. Tuy nhiên việc cung ứng nhân lực ngành Luật kinh tế còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra”, luật sư Nguyên chia sẻ.

Là người thường xuyên tuyển dụng nhân sự, bà Vũ Thị Thu Hương – Phó phòng nhân sự, Công ty TNHH PouYuenViệt Nam cho biết, hàng năm công ty bà đều có chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự Luật, trong đó Luật kinh tế luôn được ưu tiên tuyển trước. “Nhiều nhân sự hiện nay của công ty do chung tôi ‘đặt cọc’ từ khi còn là sinh viên. Trên thực tế, cử nhân ngành này luôn có cơ hội việc cao và được nhiều nhà tuyển dụng săn đón”, bà Vũ Thị Thu Hương, nhận định.

Dẫn chứng điều này, bà Hương cho biết, theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, chỉ tính riêng nhu cầu tuyển dụng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần trên 20.000 nhân sự. Trong đó gồm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành… Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội vào làm ở vị trí cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.

Theo: (Giaoduc)

Bài liên quan

Ngành Luật kinh tế, Luật Thương Mại và Luật thương mại quốc tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Luật Thương Mại (ĐH Luật TPHCM) và Luật thương mại quốc tế (Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau ? Đào tạo trong bao nhiêu năm ? Để có chứng chỉ hành nghề Luật sư thì phải học tiếp những gì ? Ở đâu ? Ngành Luật có trường nào đào tạo văn bằng 2 hay không ? Đứa em vẫn đang học khối Kỹ Thuật, tính thi Luật dạng Văn Bằng 2, hay vừa học vừa làm hoặc từ xa để có bằng Cử Nhân Luật có được không? - (Hoa Quynh/Diễn đàn hieuhoc_hieuhoc.com) 

Ngành Luật: Luật kinh tế

(Hiếu học) Sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) ra trường được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế.

Các chuyên ngành Kinh tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Như ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Du lịch.... Ngành Kinh tế có các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kinh tế thẩm định giá, Kinh tế bất động sản…   

Cùng chuyên mục