Thành lập Trường ĐH Luật trên cơ sở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý chủ trương thành lập Trường ĐH Luật là trường ĐH thành viên của ĐHQG Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật.

Trước đó, Bộ GD-ĐT và Ban Cải cách Tư pháp trung ương đã có kiến nghị về vấn đề này. Trường ĐH Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội khi được thành lập sẽ được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của cơ sở gió dục đại học công lập.

Cũng theo văn bản này, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý việc thành lập Trường ĐH Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội phải gắn với tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có ĐH Quốc gia Hà Nội.

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976. Tháng 7/1986, Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9/1995, Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Tháng 3/2000, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

Hiện tại, Khoa Luật có 117 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Hiện tại khoa có hơn 1.000 sinh viên theo học với các loại hình đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên kết, nghiên cứu sinh.

Theo: Giáo Dục.

Bài liên quan

nhóm ngành Báo chí - Truyền thông - Luật.

(Hiếu học). Nhóm ngành báo chí – truyền thông trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ nhưng để theo ngành học này thì không hề đơn giản. Ngoài sức học, nghề báo rất khắc nghiệt, đòi hỏi sức chịu đựng cao vì phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, nghề báo cũng đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng. Riêng ngành Luật, nhiều bạn nghĩ học luật ra chỉ làm luật sư là không đúng. Nhu cầu ngành Luật hiện nay là rất lớn…

Nghề luật - Và đạo đức nghề nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bạn có biết người thuyền trưởng của con tàu cách mạng chủ nghĩa xã hội Xô Viết Lênin, chủ tịch Cuba Phiden Caxtro, Putin – cựu Tổng thống và đương kim Thủ tướng Liên bang Nga, Tony Blair (nguyên Thủ tướng Anh), Bill Clinton (nguyên Tổng thống Mĩ) và nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam đều đã từng học luật và tham gia trong ngành luật?

Ngành Luật kinh tế, Luật Thương Mại và Luật thương mại quốc tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Luật Thương Mại (ĐH Luật TPHCM) và Luật thương mại quốc tế (Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau ? Đào tạo trong bao nhiêu năm ? Để có chứng chỉ hành nghề Luật sư thì phải học tiếp những gì ? Ở đâu ? Ngành Luật có trường nào đào tạo văn bằng 2 hay không ? Đứa em vẫn đang học khối Kỹ Thuật, tính thi Luật dạng Văn Bằng 2, hay vừa học vừa làm hoặc từ xa để có bằng Cử Nhân Luật có được không? - (Hoa Quynh/Diễn đàn hieuhoc_hieuhoc.com) 

Ngành Luật kinh tế: Tư vấn Tài chính.

(Hiếu học) Ngành Luật kinh tế ngoài việc trở thành luật sư (kinh tế, dân sự, tranh tụng trách nhiệm đối với sản phẩm…), những công việc tương đồng cũng có thể thích hợp với bạn như: Làm chủ doanh nghiệp; kinh doanh chứng khoán; cố vấn tài chính; thẩm định giá; giám đốc quản trị rủi ro; bảo hiểm; ngân hàng…

Cùng chuyên mục