Trí thông minh cảm xúc là thứ giúp bạn nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của bản thân cũng như cảm xúc của người khác.
Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong môi trường công sở. Sự thành công có sự đóng góp 58% của yếu tố này. Nếu bạn đang nỗ lực để trở thành một người được yêu quý nơi công sở, hãy cùng xem xét những thói quen này.
1. Họ biết cách dừng lại
Trong những khoảnh khắc căng thẳng, cao trào, những đồng nghiệp có trí thông minh cảm xúc cao không bao giờ phản ứng ngay, mà lúc nào cũng dừng lại một chút để nhận định tình hình. Một khoảnh khắc dừng lại này sẽ cho họ cơ hội đánh giá một cách khách quan những gì đang diễn ra và ngăn bản thân nói hoặc làm gì đó bốc đồng.
Đây là những điều mà họ xem xét khi dừng lại:
– Tâm trạng của người khác? Họ đang lo lắng, tức giận, căng thẳng hay thất vọng?
– Tâm trạng của bản thân tôi?
– Tôi có thể làm gì để cả hai cùng cảm thấy tốt hơn?
– Nếu tôi không thể làm gì thì tôi có thể nói gì để vô hiệu hóa người khác?
Dừng lại sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thích hợp, thay vì nói những thứ mà sau đó bạn sẽ hối hận.
2. Họ hỏi nhiều
Một trong những cách tốt nhất để biết ai đó cảm thấy như thế nào là hãy hỏi thật nhiều. Những người có trí thông minh cảm xúc cao biết cách sử dụng một loạt câu hỏi để khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu và kết quả là họ sẽ cởi mở và chia sẻ nhiều hơn.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi sử dụng phương pháp này. Đồng nghiệp sẽ chia sẻ chân thành với bạn rất nhanh khi bạn biết cách hỏi và biết lắng nghe.
3. Họ nhìn lại
Những người có trí thông minh cảm xúc cao hiểu rằng việc phân tích những cảm xúc và hành động trong quá khứ giúp họ thận trọng hơn và nhận thức rõ hơn về tương lai.
Ví dụ như, khi họ về nhà với tâm trạng xấu, họ không ngay lập tức loại bỏ cảm xúc đó ra khỏi đầu. Thay vào đó, họ dành chút thời gian để suy nghĩ về điều khiến họ bận tâm và lý do tại sao.
Để tập thói quen này, mỗi ngày hãy “kiểm tra cảm xúc” của mình từ 3-5 lần.
4. Họ biết cảm thông
Những đồng nghiệp có trí thông minh cảm xúc cao luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác. Xu hướng này giúp họ dễ dàng hiểu tại sao đồng nghiệp của mình lại làm như thế này, thế kia, và họ phản ứng lại một cách thích hợp.
(Theo: Nguyễn Thảo/VNnet/Business Insider)