Giải tỏa áp lực cho trí não

(hieuhoc_hieuhoc.com) Trí não chịu nhiều áp lực khi chúng ta phải thu nhận và xử lý vô vàn các thông tin liên tục trong thời gian dài, sự dồn dập của việc suy nghĩ đó có thể khiến cho tâm trí trở nên bấn loạn. Và khi cảm thấy mình bị rối tung bởi sự quá tải, hãy thử những cách giải tỏa áp lực cho trí não sau đây:

Trí não luôn phải chịu áp lực căng thẳng khi nó phải dàn trải cho nhiều vấn đề cùng lúc, hoặc có quá nhiều suy nghĩ khác không liên quan đến công việc đang làm.

1. Thở bụng

Một trong những cách đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng là hít thở vài hơi thật sâu và chậm. Hằng ngày hãy dành khoảng thời gian nào đó để thư giãn bằng cách cảm nhận hơi thở đi vào, đi ra khỏi cơ thể.

2. Viết ra giấy

Tất cả các nhiệm vụ, các công việc quan trọng và không quan trọng cùng với các dự định nếu chứa hết trong đầu sẽ khiến bạn nhầm lẫn. Vậy nên hãy viết ra những việc bạn cần làm trong ngày để đầu óc không bị luẩn quẩn bởi những việc này. Hãy viết nó ra giấy, bạn sẽ không còn phải lo rằng mình có thể quên 1 việc nào đó.

Ngoài ra, nhiều người nhận thấy rằng viết nhật ký rất hiệu quả trong việc kiểm soát, sắp xếp mọi thứ trong đầu. Ghi nhật ký sẽ giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn không thể chia sẻ với người khác. Kể cả sự lo lắng, khi viết ra, bạn cũng nhận biết nó rõ ràng hơn để có thể giải quyết thay vì là lo lắng một cách mơ hồ.

3. Nói chuyện

Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng hẳn sẽ làm những điều đang quay cuồng trong đầu óc bạn “dừng bước”. Thậm chí nếu như người mà bạn chia sẻ không thể cho bạn một giải pháp thì chính việc bạn nói ra cảm xúc, suy nghĩ đã làm cho sự việc trở nên “dễ tiêu” hơn.

4. Học cách bỏ qua những điều không đáng bận tâm

Cho qua những điều không đáng bận tâm là những gì bạn cần học nếu muốn tĩnh tâm. Học cách cảm thông và tha thứ cho người khác, nhất là học cách tha thứ cho mình! Tâm trí có thể trở nên lộn xộn bởi những gì bạn nhìn thấy. Thế giới này vội vã đến mức bạn cảm giác như mình chẳng có thời gian mà ngồi xuống và suy nghĩ. Nhưng hãy chọn một cuộc sống phù hợp với mình và chấp nhận nó, đừng đòi hỏi sự hoàn hảo của cuộc đời. Biết chấp nhận cuộc sống, không cố gắng dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ theo ý muốn (nếu nó vượt quá khả năng) bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những điều không đáng bận tâm.

5. Kết nối với tự nhiên

Hoạt động thể dục nhẹ sẽ giúp máu lưu thông đến não tốt hơn. Nhiều người chọn cách đi bộ khi suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề.

Hòa mình vào thiên nhiên cũng sẽ khiến mọi thứ trong đầu trở nên đơn giản hơn, giúp con người bình tĩnh và tập trung tốt hơn và đó cũng là khoảng thời gian thư giãn hợp lý.

Tâm trí bị quá tải, thiếu tập trung có thể do thiếu ngủ. Các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng giấc ngủ giúp phục hồi trí nhớ, xử lý và lưu trữ thông tin. Vì thế, hãy ngủ đủ giấc theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, hãy học cách chú tâm trong từng mỗi công việc đang làm, chúng ta dễ có hứng thú và đạt được hiệu quả cao hơn. Tâm trí bị quá tải là bởi chúng ta đã phân tâm cho rất nhiều công việc khác cùng một lúc, hay nói đúng hơn là đã có quá nhiều suy nghĩ khác không liên quan đến công việc đang làm khiến cho trí não luôn phải chịu áp lực căng thẳng khi nó phải dàn trải cho nhiều vấn đề cùng lúc. Vì vậy, cho dù là có nhiều việc quan trọng, nhưng biết cách tập trung vào từng công việc một thì cũng vẫn là cách giúp trí não hoạt động nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.

Nghi Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Giải pháp đối với vấn đề thiếu tập trung.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thiếu tập trung có thể tác động lớn đến kết quả học tập cũng như kết quả tốt nghiệp. Thiếu tập trung cũng có thể gây khó khăn khi thể hiện bản thân và ngăn cản tiềm lực để đạt được những thành công trong tương lai. 

Kỹ năng nhận thức bản thân: Sự chú tâm vào công việc.

(Hiếu học). Chúng ta dễ dàng chú tâm vào công việc sở trường và công việc mình yêu thích. Nhưng thường thì không thể hoàn toàn chú tâm để làm công việc đơn giản nào đó, mặc dù chỉ đang phải làm một việc duy nhất. Sự thật là, chúng ta đã phân tâm cho rất nhiều công việc khác nữa, hay nói đúng hơn là đã có nhiều ý tưởng, suy nghĩ khác ngoài công việc đang làm.

Học cách chú tâm.

(Hiếu học). Những người thành công và hạnh phúc luôn phát triển được khả năng tập trung, chú tâm hoàn toàn vào công việc và duy trì nó cho đến khi hoàn tất. Họ tự rèn luyện bản thân chỉ suy nghĩ, nói và làm những gì mình muốn và nhận biết ngay những suy nghĩ “hổn loạn” trong đầu đang làm phân tán sự chú tâm của họ.

Học cách cảm thông.

(Hiếu học). Học cách thông cảm là cách tốt nhất để trở thành một người dễ mến, sâu sắc, lôi cuốn và hạnh phúc hơn. Để thông cảm với một ai là việc không hề khó, chỉ cần sẵn lòng đặt mình vào đỉa vị của người đó. Vậy cảm thông là gì? Và làm thế nào để có thể học cách cảm thông?

Quản lý tâm trí: Tiếng nói bên trong

(hieuhoc_hieuhoc.com) Làm thế nào giải quyết những khó khăn trong cuộc sống? - Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong của tâm trí, hiểu rõ tâm trí của bản thân. Hay nói cách khác, phải tìm lại chính mình, hiểu về chính mình và từ đó có được hành động phù hợp hoàn cảnh. 

Luyện tâm trí

(hieuhoc_hieuhoc.com) Phương pháp “luyện tâm trí” có thể giúp bạn vận dụng tiềm năng có sẵn trong mỗi chúng ta theo cách tự nhiên nhất của con người.

Cùng chuyên mục