Ra riêng để tự lập?

“Ra riêng” để được sống tự lập, không phụ thuộc vào gia đình đang là xu hướng của giới trẻ hiện đại. Tuy nhiên, sống tự lập khi chưa chủ động được về kinh tế thì đó có phải là cách làm sáng suốt?

Tự tay chuẩn bị những bữa ăn khi “ra riêng” (Ảnh: Quỳnh Anh)

Ra riêng để tự khẳng định bản thân

‘Ra riêng’ là cách gọi tắt của giới trẻ về việc tự thuê nhà riêng, sống độc lập, không phụ thuộc vào gia đình. “Ra riêng” có nghĩa là mình đã trưởng thành, mình hoàn toàn tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình.

Sofia Nguyễn – sinh viên Đại học Công nghệ Sydney cho biết: “Mình dọn ra sống riêng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Cũng có một chút khó khăn khi phải sống tự lập. Tự nấu ăn, tự chăm sóc bản thân và cũng tự túc về kinh tế, phải tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng mình tích lũy được rất nhiều kỹ năng sống khi sống riêng như thế này.”

Ở Úc, chuyện “ra riêng” khi bước vào tuổi trưởng thành là điều rất bình thường nhưng ở Việt Nam, những bạn trẻ muốn tự thuê nhà, sống riêng khi đang còn được sự bao bọc của bố mẹ thì quả thực là một vấn đề nan giải. Sang kì cuối của năm thứ hai đại học, Nguyễn Thanh Hải – sinh viên đại học FPT khiến cả bố và mẹ điên đầu… vì cô đòi ra ở riêng.

“Từ nhỏ, mình luôn phải sống giữa những nguyên tắc và những kì vọng của bố mẹ. Bây giờ 20 tuổi, mình muốn làm một điều gì có ý nghĩa”, Hải tâm sự. “Ban đầu cũng vất vả. Cũng không có nhiều tiền để thuê nhà đẹp, mình phải tằn tiện, tích góp. Làm việc nhà thì cẩu thả, hỏng đồ đạc liên tục, vào bếp thì bị bỏng, nấu cơm thì bữa nhão bữa sống… Rồi còn bị trộm ‘khiêng’ mất vài đồ giá trị. Khóc…”,Hải kể lại những ngày chân ướt chân ráo ra riêng, tạo lập cuộc sống chung. “Nhưng bù lại, mình rất tự tin và… tự hào. Mình sống thoải mái, có nhớ bố mẹ, thèm cảnh đoàn tụ ở nhà. Nhưng được tự do cũng rất tuyệt.”

Còn với Lan Anh, sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền thì hành trình ra riêng còn là cách để cô bắt đầu sự nghiệp của mình. Học nghề báo, Lan Anh luôn khao khát được dấn thân. Những khi đi viết bài, phải đi xa hay về muộn, nhìn cảnh bố mẹ chờ cơm rồi đứng ngồi không yên vì lo lắng cho con, Lan Anh cũng thấy xót xa. Sang năm thứ ba đại học, cô mạnh dạn đề xuất ra riêng. Mẹ phản đối kịch liệt nhưng bố thì ủng hộ. “Vì bố biết con gái nghĩ gì. Bố cũng luôn muốn tôi bay cao và bay xa”, Lan Anh chia sẻ. “Điều quan trọng là mình ý thức được mình ra riêng để làm gì. Để tự do làm những điều có ích, những điều cần cho cuộc sống của mình, chứ không phải để tự do thác loạn, tự do chơi bời.”

Ra riêng để thỏa mãn tự do cá nhân

Rất nhiều bạn trẻ khi đã chán cảnh bị bố mẹ kìm kẹp thì quyết định ra ở riêng để ‘làm những gì mình thích’.

Cô Ngọc Mai – một người Úc gốc Việt ở Sydney tâm sự: “Tôi có hai thằng con trai, cả hai đều tự ra ngoài thuê nhà và sống tự do. Có một đợt tôi nghe nói bọn nó sống chung với bạn gái. Tôi cũng đã rất nhiều lần thuyết phục chúng về ở chung với tôi nhưng chúng không đồng ý. Chỉ thi thoảng chúng ghé qua nhà thăm tôi.”

Rất nhiều cậu trai trẻ gốc Việt ở Sydney sống dạt nhà, tham gia các băng đảng và rất nhiều người trong số họ sử dụng ma túy. Trường hợp con trai thứ hai của cô Ngọc Mai là một ví dụ điển hình, bố mẹ li hôn, cậu trai trẻ không muốn sống với bố hoặc mẹ nên quyết định ra ở riêng và cậu bé đã không giữ được mình. Cậu sử dụng ma túy và khi không còn tiền, không có nghề nghiệp gì trong tay thì cậu lại về nhà mẹ, ‘nhặt nhạnh’ tất cả những gì có thể bán được để thỏa mãn cơn nghiện của mình.

Ở Việt Nam, nhiều cậu ấm, cô chiêu cũng đã ‘vác đồ’ ra ở riêng nhằm thể hiện cá tính và để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi của riêng mình. Tuấn Hải, sinh viên Đại học Đại Nam cho biết: “Mình có một cậu bạn, nhà rất khá giả. Khi bắt đầu có người yêu, cậu muốn tự do và có không gian riêng nhiều hơn dành cho người yêu mình nên nằng nặc đòi bố mẹ cho ra ở riêng. Mặc dù bố mẹ không đồng ý, câu ấy vẫn quyết định vay tạm bố mẹ một ít tiền, thuê một phòng trọ ở riêng. Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần, sau khi tiêu hết số tiền lấy được từ bố mẹ, cậu ấy lại phải quay về nhà.”

SơÌ£i dây gia đình

Ra riêng giúp các bạn trẻ thấy mình lớn thêm, sống tích cực hơn, có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, bước vào đời khi còn quá trẻ, các bạn cũng dễ vướng vào những cạm bẫy của xã hội. Ra riêng, nhưng vẫn giữ mối liên hệ với gia đình, vẫn quan tâm, hướng về bố mẹ.

“Có lần bận quá, ngót ba tuần mình không vác mặt về nhà, lúc về thăm thì bố chỉ im lặng. Rồi bố gọi vào cùng uống cà phê với bố, và chỉ nhẹ nhàng nói: ‘Thời gian bố mẹ ở bên con chẳng còn nhiều đâu’. Câu nói ấy đủ khiến mình rớt nước mắt, hiểu ra mình đã vô tâm với bố mẹ ra sao. Dù ra ở riêng, nhưng không bao giờ được quên dành sự quan tâm, thương yêu cho bố mẹ”, Lan Anh kể lại kỉ niệm khó quên của mình.

Chọn sống tự lập, không có nghĩa là các bạn trẻ lơ là đi tình cảm gia đình của mình. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc, là tổ ấm dù bạn có đi đâu, ở đâu chăng nữa. Tìm kiếm sự độc lập, thể hiện bản lĩnh của mình nhưng không quên sợi dây kết nối thiêng liêng với gia đình, đó mới là cách ứng xử thông minh của người trẻ.

Theo: Giới trẻ ‘ra riêng’ (Quỳnh Anh – Khôi Nguyên/Bayvut)

Bài liên quan

Thân tự lập thân: Tự lực – tự học.

(Hiếu học). Học tập bậc cao là một quá trình tự học, tự lực gian khổ tìm tòi học hỏi từ mọi người, mọi lúc, mọi nơi… Quá trình lập thân này chính là nền tảng cho sự tự quyết định vận mệnh của chính mình đi đến thành công.    

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Tôi muốn làm gì khi trưởng thành?

(Hiếu học). Sean Aiken, người đã có cuộc hành trình xuyên qua Mỹ và Canada khi anh cố gắng tìm kiếm lời đáp cho câu hỏi muôn thuở: “Tôi muốn làm gì khi trưởng thành?”. Và anh đã tìm thấy câu trả lời, “nếu bạn không biết mình muốn làm gì thì cũng không sao, nhưng bạn phải động tay động chân. Ngoài ra, hãy nhìn sự việc theo những cách khác nhau để thực hiện được đam mê của mình”.

Chuyện đời, chuyện nghề và chuyện tình… ?

(Hiếu học). Các bạn trẻ trước ngưỡng của cuộc đời với muôn vàn thắc mắc về chuyện đời, chuyện nghề và cả chuyện tình… “Thà có một trái tim đau yếu vì tình yêu còn hơn một trái tim… lãnh cảm! Thực ra, tình yêu… thứ thiệt thì luôn làm cho trái tim ta mạnh mẽ hơn thôi! Bạn đồng ý không?”.  

Cùng chuyên mục