Hãy giữ trọn ước mơ thời học sinh tươi đẹp.

(Hiếu học). Có những ước mơ riêng cho cá nhân. Có những ước mơ chung cho dân tộc. Trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ, những học sinh – sinh viên biết mơ ước, muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình. Vì tương lai tươi đẹp của tổ quốc: ” Ngày đó, ngày đó không xa xôi, và chúng ta là người, là người chiến thắng!”*

Còn bạn, khi ai đó hỏi: ước mơ của bạn là gì? Chắc rằng đó không bao giờ là ước mơ nhỏ nhoi hay tầm thường. Mọi ước mơ đều xứng đáng cho bạn nuôi dưỡng và thực hiện. Ước mơ ấy là thiên hướng của con tim, khiến tâm hồn rộng mở: không chỉ mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mà còn cho tất cả mọi người. Hãy giữ cho mình những ước mơ, giữ cho mình ngọn lửa và nhiệt huyết đam mê đeo đuổi, “Hạnh phúc không nằm ở đích đến mà nằm trên con đường chúng ta đi đến đích…”

Nếu ước mơ của bạn chỉ có một phần cơ may, thì hãy lấy phần cơ may đó làm mồi nhử để thổi bùng ngọn lửa. Thật kỳ lạ, nếu chưa thử làm mà đã cho là không làm được rồi từ bỏ ước mơ, không dám ước mơ. Hãy phát huy tinh thần hiếu học, cầu tiến, hấp thụ thật nhiều điều hiểu biết, bạn sẽ làm nên sự thay đổi, bạn sẽ có đủ năng lực và sức mạnh, chỉ cần niềm tin vào ước mơ không lay chuyển.

Cuộc hành trình ước mơ đích thực phải bắt đầu từ trái tim, những hoang mang không thể làm bạn gục ngã. Nếu những ai đó, sau nhiều ước mơ tan vỡ, sống mõi mòn, than thân trách phận: “Không biết nếu có gia đình, có con, tôi sẽ sống thế nào, sẽ nuôi dạy con ra sao…”. Cuộc sống còm cõi, buồn tẻ và chán ngắt này của họ, hoàn toàn đâu có lỗi gì của ước mơ? Trái lại là đằng khác, họ đã từ bỏ ước mơ quá sớm hay nói đúng hơn, họ chưa từng có ước mơ thật sự! Đó là cái lí của người bi quan, cái cớ để trốn tránh hành động.

Bạn sẽ không bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Khi bạn thực hiện ước mơ của bạn, không chỉ là vì bản thân bạn mà cũng nên là vì người khác, bạn sẽ cảm giác hạnh phúc hơn, thành công hơn. Có ước mơ không khó, giữ ước mơ và dám thực hiện ước mơ mới là điều quan trọng (Bob Ernst).

Chung quanh bạn, nếu muốn có, bạn sẽ thấy rất nhiều, rất nhiều người kém may mắn hơn bạn, đang cần sự giúp đỡ và bạn có thể làm được ít nhiều. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ cho ước mơ của bạn. Sau khi tốt nghiệp ra trường, quê hương đang thật sự có nhiều điều, nhiều việc, nhiều nơi để bạn cống hiến, tất cả chỉ là ở tấm lòng…

Ước mơ như ánh dương mùa xuân và ước mơ của bạn là gì?

Trước khi có thể làm được gì, để đeo đuổi ước mơ, điều thiết yếu chính là sự chuẩn bị của bạn. Và nếu bạn có đủ niềm tin giữ trọn ước mơ, ước mơ mình sống có ích, có khát vọng cống hiến cho tổ quốc thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng: Sống để làm gì, dù cho sau này, dù cho sau này có gian khổ và nhiều thử thách.

Ước mơ, ngọn lửa cần cho sự sống. Bạn đã có kế hoạch cho mình, phải không?

Vậy hãy giữ trọn ước mơ thời học sinh tươi đẹp này và nhìn tới trước để thực hiện nó. Các bạn chính là tương lai đất nước, chính là: “Niềm tin yêu hy vọng của núi sông hôm nay và mai sau”*.

(*) Lời các bài hát VN.

Văn Nghi Quân. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Tâm hồn sáng tạo.

(Hiêu học). “Tâm hồn sáng tạo” là gì? Làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và  phong cách mỗi người: sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định. Sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo.  

Cùng chuyên mục