Để gặt hái được thành công, chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách vì không có thành công nào đến dễ dàng hay từ trời rơi xuống. Và có 3 thói xấu nếu chúng ta không vượt qua được, thì đích đến sẽ còn xa lắm.
Đừng gửi e-mail khi tức giận
Internet, đặc biệt là e-mail (thư điện tử) là một điều kỳ diệu giúp gia tăng khả năng liên lạc. Tuy vậy, đó cũng là nhược điểm mà chúng ta nên lưu ý. Đó là khi chúng ta bực bội, giận dữ người nào, chúng ta rất dễ bị cám dỗ “tống đi” một lá thư cho hả rồi sau đó dành phần đời còn lại để ân hận. Trong khi đang tức tối, chúng ta rất dễ bốc đồng, hành động bộp chộp, không tỉnh táo, khôn ngoan. Chỉ trong nháy mắt có thể gây tổn thương tình cảm, kích thích sự phẫn nộ thậm chí hủy đi mối quan hệ mà chúng ta đã mất nhiều công sức gầy dựng.
Nếu thấy “nổi điên” với ai đó và cảm thấy thôi thúc phản ứng ngay tức khắc bằng e-mail. Hãy tự kịp ngừng lại. Bạn có biết rằng có nhiều mối quan hệ, hợp đồng tan vỡ hoặc bị ảnh hưởng xấu vì đã bấm lệnh “Send (gửi đi) thay vì “Delete” (xóa bỏ) những e-mail được viết trong lúc tức giận.
Đừng đổ thừa, chê trách
Một trong những thói quen hấp dẫn và khôn lỏi của chúng ta là thói quen đổ thừa cho người khác, các điều kiện bên ngoài về những sai lầm, thất bại hoặc khó khăn của chính mình. Chúng ta gọi đó là “trò đổ thừa”.
Đổ thừa người khác là việc quá dễ và nó xuất hiện trong mọi tình huống-chúng ta trách cứ những kẻ cạnh tranh, trách sếp, trách chính phủ, trách ly lịch cá nhân của mình thậm chí đổ thừa cả cha mẹ. Không phải khuynh hướng đổ thừa của chúng ta là không đúng đâu. Trong những điều phàn nàn của chúng ta cũng có một chút xíu sự thật.Nhưng đó là một phần của vấn đề. Chúng ta có khuynh hướng luôn luôn chứng minh với chính mình cái “phiên bản phàn nàn” của mình là đúng đắn. Và điều đó lại giúp cho “trò chơi đổ thừa” lại tiếp diễn. Và trong khi đổ thừa, chúng ta tách mình ra khỏi giải pháp, từ chối tìm ra con đường làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và thoải mái hơn
Đừng “oán trách” khi gặp khó khăn.
Vấn đề không phải chúng ta sẽ gặp thất bại, trở ngại hoặc khó khăn trong công việc kinh doanh (và trong cuộc sống) hay không- chúng ta sẽ gặp – mà là chúng ta sẽ đương đầu với chúng như thế nào. Chúng ta – cũng như nhiều người khác – sẽ tức tối, suy sụp, hoang mang, tuyệt vọng hay chán đời? Hay chúng ta sẽ có giải pháp để đối phó?
Rút kinh nghiệm sau khi sự việc xẩy ra, chúng ta dễ thấy là chẳng có gì lớn lao ầm ĩ cả, đó chỉ là chú chuột nhắc đội lốt voi mà thôi. Đúng vậy. Khi sự việc diễn ra thật đau đớn, song nó sẽ đánh thức chúng ta dậy và dạy chúng ta thật nhiều bài học quan trọng.
Có phải chuyện này nói dễ hơn làm không? Dĩ nhiên là vậy, nhưng những cách khác có gì tốt hơn đâu. Tất cả thất vọng trên thế giới gom lại cũng chẳng thay đổi được những gì đã xẩy ra. Thế thì tại sao phải vật vã cơ chứ?
Nói cách khác, khi công việc không được trôi chảy, thay vì xoáy vào khó khăn vấp váp đó để thất vọng khổ sở, chúng ta cứ bỏ mặc nó, xem có thể rút ra được bài học nào để thực hiện những điều chỉnh cần thiết và tiếp tục.
Biết gạt bỏ những dằn vặt vì trở ngại, vấp váp là một cách sống dũng cảm quyết liệt để đạt đến thành công và giàu có.
Khải Quân tổng hợp