Khích lệ tinh thần nhân viên

Trong công việc, nhân viên sẽ hết mình với công việc nếu họ cảm thấy được tôn trọng, khuyến khích và ủng hộ.

Kỹ năng quản lý nhân sự trong kinh doanh.

Học cách lãnh đạo: khéo léo và hiệu quả

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và đầy đủ, tiền bạc không còn là mục tiêu hàng đầu của nhiều người. Thay vào đó là tinh thần thoải mái và động lực mạnh mẽ để làm những gì mình thích. (Ảnh minh họa: utsourcingcompany.com)

Vậy những điều gì sẽ khiến nhân viên cống hiến hết mình và trung thành với tổ chức? Đó là những thử thách mới mẻ, môi trường làm việc đầy khích lệ, sáng tạo và sự ủng hộ của sếp.

Là một người sếp, bạn có trách nhiệm đảm bảo nhân viên đạt được những điều đó. Một cách đơn giản để thực hiện là áp dụng những hoạt động làm tăng tinh thần “chiến đấu” của nhân viên. Đây sẽ là “một mũi tên trúng hai đích”: giữ lại những người giỏi nhất, đồng thời thu hút tài năng mới cho công ty.

Dưới đây là 7 cách đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên:

1. Lập danh sách những nhân viên đã làm việc trên 5 năm ở công ty. Sau đó, đích thân người quản lí trao thư cám ơn, đánh giá cao sự cống hiến tới những nhân viên đó. Ngoài ra, ủng hộ về tài chính theo thời gian làm việc cũng góp phần quan trọng tạo nên sự trung thành của nhân viên.

2. Phần lớn nhân viên đều không thấy thoải mái khi bị công ty hạn chế đưa ra những ý kiến thẳng thắn hoặc ý tưởng sáng tạo. Họ lo sợ bị mọi người nhạo báng cũng như mâu thuẫn với quan điểm của sếp, từ đó dẫn tới thái độ lãnh đạm với mọi hoạt động của công ty.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể định ra một ngày trong tháng cho phép nhân viên tự do thể hiện ý kiến, đề nghị về chiến lược, chính sách của công ty, từ cấp độ cá nhân tới cấp quản lí. Công ty cũng có thể lập một nhóm hoặc phòng riêng để cân nhắc tính thực tế của những ý tưởng đó và áp dụng nếu chúng hiệu quả.

3. Trong mỗi quý, bạn nên thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu mức độ thỏa mãn của nhân viên với công việc hiện tại và hỏi họ về những thay đổi ở công sở để tạo nên mức thỏa mãn nhất. Sau đó hãy thực hiện những thay đổi khả thi.

4. Ghi nhận và trao thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc năng suất và hiệu quả. Và hãy nhớ không bao giờ cho phép quan hệ cá nhân tác động tiêu cực tới cách đánh giá nhân viên. Sự ghi nhận khuyến khích cạnh tranh giữa các nhân viên và thúc đẩy họ đảm nhận những nhiệm vụ khó hơn trong tương lai.

5. Ghi nhớ sinh nhật của tất cả nhân viên và chúc mừng họ vào ngày sinh nhật. Dù chỉ là món quà hay một bữa tiệc nhỏ nhưng chắc chắn, nhân viên sẽ cảm thấy sự quan tâm của công ty.

6. Những người quản lí nên tổ chức một bữa tiệc hay hoạt động ngoại khóa cho tất cả nhân viên và gia đình của họ trong dịp đặc biệt như ngày thành lập công ty, ngày lễ, hội hè…

7. Trao thưởng xứng đáng cho những người đưa ra sáng kiến để cải thiện sự trung thành của nhân viên. Không ai hiểu nhân viên bằng chính họ nên những ý kiến của họ về cách nâng cao tinh thần làm việc đáng được xem xét và khuyến khích.

Theo: (Ezinearticles.com/TTO)

Bài liên quan

Biết cách tạo mối quan hệ đồng nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com)Sự ủng hộ và tôn trọng của đồng nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong thành công của bạn. Nói một cách đơn giản, biết cách tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thành công hơn. 

Quản trị nhân lực: Nghệ thuật dùng người.

(Hiếu học). Điều quan trọng nhất đối với lãnh đạo trong nghệ thuật dùng người là kỹ năng thuyết phục, phản hồi và khả năng kết nối, gây ảnh hưởng để quản trị nhân lực một cách hiệu quả. Nghệ thuật dùng người là chìa khóa thành công, một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con người có hoài bão lớn.

Kỹ năng quản lý nhân sự trong kinh doanh.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Sau đây là những lời khuyên hữu ích để có một kế hoạch phát triển kỹ năng quản lý nhân sự rất đơn giản cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, các sinh viên và những ai quan tâm đến quản lý nhân sự trong kinh doanh (doanh nghiệp).

Cùng chuyên mục