Thời trang công sở luôn là một đề tài được chị em quan tâm. Thế nhưng, thay vì chọn những bộ trang phục trẻ trung, lịch sự thì nhiều chị em lại làm nổi mình với những bộ đồ “không giống ai” để chứng tỏ “đẳng cấp” sành điệu.
Phụ nữ khởi nghiệp: Hoa hồng và nước mắt!
Những kiều nữ, tổng giám đốc nổi tiếng trong làng kinh doanh.Cô nàng thời trang
– Ôi! Cô nàng thời trang đến rồi!
Tiếng reo to của anh Hoàng khiến cả phòng đang làm việc đều phải ngẩng lên nhìn. Hôm nay Thảo Vy – nhân viên của một Công ty xây dựng diện một bộ váy mới rất ‘bắt mắt” cánh mày râu: áo xẻ phía bờ vai, cổ khoét khá sâu, ôm sát người.
Thảo Vy khá xinh xắn, trắng trẻo và có thân hình cân vào diện “chuẩn”. Gia đình cô thuộc diện khá giả, lương mới đi làm hơn một năm của cô chỉ đủ mua sắm quần áo, tiền xăng xe đôi khi Thảo Vy còn phải xin bố mẹ. Cô không ít lần hồn nhiên kể:
– Lương đi làm của em chỉ đủ may bài bộ váy thôi, kệ! mình “ăn chơi không sợ mưa rơi” chị nhỉ?
Phải công nhận là ThảoVy mặc bộ cánh nào cũng đẹp, cũng dễ làm “hư mắt” đàn ông, nhất là đối với một Công ty xây dựng vốn nhiều cánh mày râu như chỗ cô đang làm.
Nàng luôn là đề tài để các anh chàng chưa vợ cũng như đã có vợ bình phẩm:
– Hôm nay em mặc bộ này đẹp hết chỗ nói.
Tuy nhiên, chú trưởng phòng đã có tuổi thì không ưa phong cách của cô lắm. Bằng chứng là mỗi lần thấy mọi người xuýt xoa khen cô mặc đẹp, trưởng phòng chỉ nhíu mày, khẽ lắc đầu.
Đi kèm với những bộ cánh đẹp mắt là Thảo Vy lại phải “đầu tư” mua một đôi dép, giầy sao cho “cân xứng”, cách trang điểm cũng phải phù hợp với mầu sắc quần áo. Các anh thanh niên trong phòng thường đùa:
– Em đến phòng thì phòng mới “sinh động” lên được, còn mấy bà chị “cao niên” ăn mặc kém xa.
Thảo Vy rất tự hào với biệt danh “cô nàng thời trang” mà mọi người trong Công ty cô thường gọi. Cô mặc ngày càng đa dạng về mẫu mốt để cho “ai đi qua cũng phải ngước nhìn”.
Mỗi ngày một phong cách
Công tác ở một Uỷ ban Nhân dân phường, hàng ngày Trang phải tiếp xúc với rất nhiều người. Để cho mình “đẹp hơn trong mắt mọi người” Trang phải ra sức “đầu tư” về trang phục. Cô thường chê mấy chị đồng nghiệp trong phòng là ăn mặc lạc hậu, quá giản dị so với thời đại. Bù lại, mọi người hầu như không thấy cô mặc trùng lặp quần áo trong… một tháng. Hôm nay cô mặc quần bò áo phông, mai lại váy, ngày kia lại sơ mi đóng thùng v.v…khiến cả phòng cứ phải “lác mắt” nhìn. (Chị em áp dụng chính sách “ngắn, trống vắng và cởi mở” với nào là váy ngắn, quần ngắn, áo ngắn, không cổ, hở cổ, khoét lưng… Hình minh họa)
Trang có thói quen là: Không mặc lại quần áo, trừ trường hợp “bất đắc dĩ”, nên mỗi ngày cô mặc 1 bộ là chuyện đương nhiên.
Thậm chí, có những lúc “bí” tiền mua sắm quần áo, Trang phải ‘cắt xén” một số khoản chi tiêu trong gia đình để thoả niềm đam mê mua sắm thời trang của mình.
– Mình phải đầu tư cho bản thân, không chồng lại chê xấu để đi với “em út” à? Trang thường viện cớ như vậy.
Chỗ làm của Trang mọi người đa số ăn mặc khá kín đáo và giản dị, riêng cô lại muốn “nổi bật” qua phong cách ăn mặc. Mỗi lần cơ quan có hội họp là Trang lại phải tìm tòi cho được một bộ cánh thật đẹp, thật lạ, không “đụng hàng” để trưng diện. Quần áo của cô có đủ loại: hàng cao cấp, hàng chợ, hàng may sẵn xịn, hàng may thợ “rẻ như bèo”. Có những bộ cánh của cô tuy rất đẹp nhưng lại không hợp với cơ quan nơi cô làm việc, khiến không ít đồng nghiệp “ác cảm” với cô chỉ vì cách ăn mặc.
Không chỉ có vậy,thời gian làm việc được cô tranh thủ lên mạng tìm tòi những mẫu thời trang mới nhất, chỗ nào bán quần áo đẹp và rẻ v.v…nên cô bị sếp “soi” là chuyện đương nhiên.
Mùa hè đã vậy, mùa đông trang phục của cô cũng được thay đổi thường xuyên. Nhiều người khen cô sướng: Lấy chồng nhà cửa đàng hoàng, lại ở cùng bố mẹ chồng nên con cái giao phó cho ông bà hết, cô rảnh tay đi shopping mỗi giờ tan sở.
Có nên “đầu tư” quá mức?
Vẫn biết rằng với chị em phụ nữ, chuyện chăm chút cho dáng vẻ bề ngoài là rất cần thiết, đặc biệt là với trang phục mặc đi làm. Nhưng bạn đừng để chỉ vì chuyện mặc của mình mà ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như tình cảm gia đình.
Thảo Vy trong câu chuyện trên chẳng hiểu tại sao cô xinh đẹp, thời trang là vậy mà đi làm hơn một năm rồi mà chẳng có anh chàng tử tế nào “xin chết”. Thì ra các anh đều sợ tốc độ mua sắm, may mặc của cô nên chỉ tán tỉnh chơi thôi chứ không dám “rước nàng về dinh”. Cõ lẽ, Thảo Vy phải đợi chờ một “đại gia” mới có thể đáp ứng nhu cầu về thời trang của cô. Chưa hết, hơn một năm đi làm, cô chỉ chú trọng vào thời trang chứ không trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ nên vẫn chỉ là nhân viên “lẹt đẹt” để sai vặt ở phòng.
Còn bố mẹ chồng chị Trang là những người già đã về hưu, lại chi tiêu khá tiết kiệm, nên khi thấy con dâu “nay mốt này, mai mốt nọ” thì cũng không khỏi ca thán khiến gia đìnhđôi lúc có những va chạm. Chồng Trang thường đi công tác xa nhà, lại không mấy để ý đến chuyện ăn mặc của vợ nên khi thấy mẹ “đánh tiếng” về chuyệnăn mặccủa chị, khiến anh bực bội và cho rằng chị “hư hỏng” nên mới chưng diện như thế.
Chị em phụ nữ muốn “đẹp hơn trong mắt mọi người” không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều vào trang phục, mà hãy sắm một vài bộ thật phù hợp với chốn công sở: lịch sự, nhã nhặn. Hãy tự tạo cho mình một “gu” ăn mặc vừa không lỗi thời, vừa đảm bảo sự tinh tế mà lại không “hao tiền tốn của”!
Theo: Khi công sở biến thành… sàn catwalk (Eva/Tintuconline)