Giúp sinh viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Những yếu tố chính giúp sinh viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm là: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, trình độ tin học, quan hệ quen biết và vốn sống.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng: sinh viên cần trang bị thêm kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm…

và bản thân sinh viên phải ý thức được mình đang thiếu gì để tự bổ sung chứ không thể ngồi chờ nhà trường. (Ứng viên tham gia phỏng vấn tìm việc tại sàn giao dịch việc làm TPHCM. – Hình minh họa)

Tại hội thảo “Đối sánh chuẩn đầu ra với nhu cầu xã hội” do ĐH Quốc gia TP.HCM vừa tổ chức, các doanh nghiệp đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu kém của sinh viên khi mới vào làm tại doanh nghiệp và những kỹ năng họ mong muốn ở sinh viên:

Ông Masaki Yamashita – chủ tịch Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam – cho biết, nhiều doanh nghiệp nước ngoài không hài lòng với kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của nhân viên Việt Nam làm việc tại công ty họ.

“Trong công việc, chắc chắn sẽ nảy sinh những vấn đề mà không có khả năng làm việc nhóm thì không thể giải quyết được. Ở công ty tôi, có vấn đề thảo luận bằng tiếng Anh thì các bạn không hiểu. Tôi để các bạn trao đổi với nhau bằng tiếng Việt thì các bạn nói – “không phải lỗi do tôi”. Cuối cùng, không giải quyết được gì” – ông Masaki Yamashita nói. Cũng theo ông Masaki Yamashita, nhân viên Việt làm việc tại công ty ông ngại nói chuyện với cấp trên là người lớn tuổi. “Công việc phát sinh vấn đề gì các bạn thường ngại nói với cấp trên mà chỉ nói với nhau. Đến khi cấp trên biết thì việc đã rất lớn và giải quyết rất mất thời gian” – ông Masaki nói thêm.

Tương tự, ông Trần Thanh Liêm – Tổng công ty điện lực TP.HCM – cũng cho rằng, công nghệ thay đổi rất nhanh và trường ĐH cập nhập không kịp. Và sinh viên về làm việc tại công ty ông còn thiếu một số kỹ năng như diễn thuyết, trình bày và đặc biệt là yếu ngoại ngữ. Ông Liêm nói: “Các bạn có thể đọc được, viết được nhưng không nói được. Do đó, chúng tôi khó tìm được người để cử đi dự hội thảo, hội nghị và học tập ở nước ngoài. Một kỹ năng nữa là làm việc nhóm. Các bạn làm việc cá nhân rất tốt nhưng khi làm việc nhóm có những bất đồng không giải quyết được. Các bạn cũng yếu về kỹ năng nghiên cứu, viết luận, nhìn nhận vấn đề khó khăn của cơ quan để giải quyết”.

Ngoài ra, nhiều nhà tuyển dụng cho biết trong quá trình xin việc hiện nay, sinh viên mới tốt nghiệp có nhiều sai sót và điều này trực tiếp gây ra những vấn đề như:

Thiếu hiểu biết về công ty: Nếu sự thiếu hiểu biết, mơ hồ và không chuẩn bị trước về đơn vị dự định làm việc, người nhân viên đó khó được nhà tuyển dụng sử dụng.

Xin việc một cách mơ hồ, không muốn bắt đầu từ việc nhỏ: Sinh viên tốt nghiệp khi mới bước chân vàocông ty rất khó để có được ngay một vị trí nhất định. Một số công ty còn quy định, tất cả nhân viên mới đều cần được đào tạo học việc một năm, nhiều sinh viên vì không tình nguyện chấp nhận đã làm mất đi một công việc tốt.

Đánh giá quá cao năng lực bản thân: Một số sinh viên không phải do bản thân không tìm được công việc mà nguyên nhân chính do họ kỳ vọng quá cao vào công việc muốn làm. Không quan tâm đến công việc mà họ cho là chưa xứng tầm, theo đuổi điều thiếu thực tế, yêu cầu công việc lý tưởng như lương cao, đãi ngộ tốt…

Nếu chỉ tập trung vào lợi ích của mình, chưa nghĩ đến mình sẽ đem lại gì cho doanh nghiệp, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay và điều tất yếu và nguy cơ thất nghiệp trước mắt.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tìm được việc làm, cũng dễ thôi!

(hieuhoc_hieuhoc.com) Không chỉ sinh viên mới ra trường khó tìm việc mà ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm cũng không dễ tìm việc trong thời buổi này. – “Khi tôi thất nghiệp, sao tìm tới chỗ nào họ cũng chỉ hứa?”...

Cẩm nang cho SV mới ra trường tìm việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hiện nay bạn mới ra trường, mọi thứ đều mới mẻ, đừng vội đòi hỏi mình phải chọn được công việc như ý. Bạn cần thời gian để trải nghiệm, đừng câu nệ việc lớn hay nhỏ, cứ có công việc để trải nghiệm trước đã, và nhất là có thu nhập để tiếp tục “lấy ngắn nuôi dài”. Dần dần qua từng công việc, bạn sẽ tự nhận biết mình phù hợp với những việc như thế nào để rồi từ từ tìm hướng đi lâu dài cho mình.

Tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tìm hiểu kỹ càng công ty mà mình muốn xin việc chứng tỏ bạn quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng chứng tỏ khả năng phán đoán, sáng tạo và khả năng của bạn. 

Cùng chuyên mục