Mở cửa sáng tạo

(hieuhoc_hieuhoc.com) Có hàng nghìn, hàng vạn, hàng tỉ cánh cửa đi vào sáng tạo, nhưng bạn phải tìm cho ra cánh cửa duy nhất của riêng mình. Cánh cửa này có thể nhỏ, có thể lớn, cái gì cũng được bởi ý nghĩa mới là quan trọng. Ý tưởng của bạn không cần phải vĩ đại, chỉ cần nó chính là của riêng bạn, bạn sẽ có nhiều tự do để thực hiện những điều kỳ diệu.

Chỉ cần một lần mở cửa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: Bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó.

Làm sao biết được ngả đường nào có ý nghĩa đối với mình? Đây là một cuộc phiêu lưu và hãy chấp nhận tất cả những gì thuộc về nó. Với một chút luyện tập, bạn sẽ hòa nhập với dòng chảy và đừng lo không tìm được cảm hứng. Trước sau gì nó cũng đến thôi. (Phần lớn những thứ thực sự có ý nghĩ vẫn hiện hữu quanh điều trần tục bạn làm). Ngay cả khi không thành công, bạn cũng học được rất nhiều điều giá trị, kỳ diệu, không tưởng tượng được.

Mỗi người sinh ra đều có khả năng sáng tạo! Nhưng khi không hành động – dù bạn biết rất rõ là mình có cơ hội – còn đau đớn hơn nhiều so với bất cứ thất bại nào. Vả lại, làm thế nào bạn biết được đó có phải là “ý t ưởng lớn” hay không khi bạn chưa có được nó? Bạn chưa bao giờ trèo lên đỉnh Everest của bạn? Có khó khăn gì chăng? Hay bạn không muốn làm việc này chút nào? Lời khuyên lớn nhấtcó thể đưa ra với bất cứ ai là: “Hãy chấp nhận đỉnh Everest của riêng bạn. Như thế là bạn đã thắng một nửa trận chiến rồi”. Xông lên thôi.

Bạn thấy nôn nóng muốn được làm một cái gì đó, đại loại như thiết kế, viết quảng cáo, vẽ tranh, viết sách, kinh doanh… Nhưng bạn không biết là mình có tài gì hay không và e ngại. Nhưng sao lại phải sợ! Ai cũng bận rộn với cuộc sống của mình nên không thể quan tâm đến các bức tranh, design, kịch bản, thơ ca v.v.. của bạn được, đặc biệt là khi chúng chưa hoàn thành. Còn những người không quá bận rộn thì bạn lại chẳng muốn họ xuất hiện trong đời mình chút nào. Nói tóm, chẳng ai quan tâm đâu, mình làm cho bản thân mình thôi. Hãy dành toàn tâm toàn ý vào đó, bạn sẽ tìm được tiếng nói của riêng mình.

Đồng thời bạn phải cân bằng nhu cầu kiếm sống và duy trì được sự tự chủ trong sáng tạo của bản thân. Hai khía cạnh căng thẳng giữa thực tế và lý tưởng này luôn đóng vai trò trung tâm, không nên thiên lệch bên nào cả. Khi bạn công nhận điều này, sự nghiệp của bạn sẽ tiến nhanh hơn.

Điều quan trọng nhất một người sáng tạo có thể nắm bắt thành thạo là xác định được nơi vạch ra đường phân chia giữa những gì sẵn sàng thực hiện và những gì không. Nó sẽ phân định ranh giới cho sự tự chủ của bạn, xác định lãnh địa sáng tạo của riêng bạn. Tiền không là tất cả, nhưng phủ nhận tầm quan trọng của thế giới vật chất quanh bạn là tự tách mình ra khỏi thực tế. Và cuối cùng, thế giới sẽ trừng phạt bạn rất nặng nề vì chính điều đó. Vậy thì “sáng tạo” hay “tiền bạc”? Chọn cái nào cũng sai cả. Điều tốt đẹp nhất trên đời là được làm một con ng ười hiệu quả. Đôi khi điều đó đòi hỏi phải có tiền, đôi khi không. Hãy sẵn sàng để đón nhận cả hai.

Ngoài ra, khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực hay khi công việc trở nên quá quen thuộc với nhiệm vụ hàng ngày phải lặp đi lặp lại, sự sáng tạo của bạn có thể bị suy giảm. Vì thế, hãy tận dụng ngày nghỉ cuối tuần để đi du lịch và ngủ, hãy dành thời gian thư giãn, đi tới nơi mới và gặp gỡ những con người mới. Chắc chắn, đầu óc bạn sẽ thông thoáng hơn để suy nghĩ một cách sáng tạo và mới mẻ hơn. Sự thoải mái và cởi mở giúp bạn quan tâm tới tất cả và những gì đang có nên không bỏ lỡ các thông tin giá trị khác

Hãy tìm kiếm những suy nghĩ khác so với cách bạn thường nghĩ. Những ý tưởng khác biệt không chỉ phát triển trong đầu óc của mình mà còn qua cách tiếp cận thế giới rộng lớn. Chẳng hạn, thay vì trung thành với một thể loại sách, chỉ xem phim nội địa hay làm những việc lặp đi lặp lại, bạn hãy thử thách với các loại hình khác. Tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ h ơn: phim nước ngoài, sách cổ hoặc hiếm, bảo tàng lạ, triển l ãm những vật sáng tạo hay các buổi hòa nhạc không mấy tên tuổi… và đừng để “sự phê phán” hủy diệt óc sáng tạo.

Có thể, công việc của bạn chỉ có giá trị bằng một nửa hoặc bị triệt tiêu sau năm, mười năm nữa. Chắc bạn nghĩ tài năng, sự cần cù, internet, công nghệ mới sẽ cứu được mình? Không hề! Chẳng có ai thạo hết mọi nghề được cả. Dù xã hội mới có phát triển thế nào đi nữa, điều duy nhất mà thực tế mới không thể tước đoạt được khỏi tay bạn chính là niềm tin. Kết nối để sáng tạo, tăng cường hơn nữa mối quan hệ với những người sáng tạo, những người bạn tin tưởng và tin tưởng bạn sẽ giúp bạn sáng tạo hơn.

Chúc bạn thành công.

Khải Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Khơi nguồn sáng tạo.

Sự sáng tạo không chỉ đặc biệt quan trọng với những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo mà nó luôn cần thiết cho mọi người trong cuộc sống cũng như công việc. Nhưng những ý tưởng mới không phải lúc nào cũng đến thật dễ dàng, hãy cải thiện điều đó với những lời khuyên gợi ý dưới đây.

Tâm hồn sáng tạo.

(Hiêu học). “Tâm hồn sáng tạo” là gì? Làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và  phong cách mỗi người: sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định. Sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo.  

Kết nối để sáng tạo trong thế giới kinh doanh

(hieuhoc_hieuhoc.com) Sáng tạo trong kinh doanh nhiều khi chỉ đơn giản là kết nối những gì mà người khác đã nghĩ nhưng chưa làm. Bạn không nhất thiết phải sáng tạo chiếc bánh xe từ đầu, chỉ cần biết gắn nó với một cỗ xe như thế nào cho độc đáo mà thôi.  

Sáng tạo là sáng tạo ngay từ bản thân!

(hieuhoc_hieuhoc.com) Sáng tạo không đơn thuần chỉ là theo những gì đã được giảng dạy, sử dụng lại kiến thức đã có, mà khởi đầu cho sáng tạo chính là sáng tạo ngay từ bản thân. Để sáng tạo phải có đam mê và niềm tin. Vậy, như thế nào là sáng tạo ngay từ bản thân?   

Cùng chuyên mục