Phương pháp khảo sát và so sánh trong cách giải quyết vấn đề.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nếu bạn không giỏi trong việc tranh thủ thời gian để phân tích và giải quyết vấn đề, bạn có thể học cách “khảo sát và so sánh” để nâng cao khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.

Phải kiểm nghiệm thực tế, đồng thời chỉnh sửa những điểm chưa hoàn chỉnh, và lập ra trình tự trước sau cho phương án trước khi thực hiện nó. (Hình: Hãy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề bạn đang gặp phải!)

Nếu bạn nhận thấy rằng cần phải “suy đi nghĩ lại” sẽ ích lợi cho việc giải quyết vấn đề nào đó, bạn nên áp dụng phương pháp khảo sát và so sánh, nó sẽ giúp cho bạn có thể phân tích toàn diện về tình hình trước mắt và thực hiện một cách có hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu không thực hiện sự so sánh, việc lựa chọn phương án có thể sẽ rất khó khăn. Cho dù phương án mà bạn áp dụng có thể là tốt nhất, nhưng bạn cũng cảm thấy vẫn còn phương án tốt hơn (sự lo lắng như vậy sẽ khiến cho khả năng tư duy của bạn giảm sút).

Vì vậy, cách khảo sát và so sánh sau đây có thể giúp bạn tránh sự quá ỷ lại vào kinh nghiệm và tránh áp dụng những phương pháp không hiệu quả khi giải quyết vấn đề.

Viết ra vấn đề mà bạn đang gặp phải và trả lời các câu hỏi như:

– Đã có đủ thông tin để giải quyết vấn đề này chưa? Làm thế nào có thể có được thông tin cần thiết?

– Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào? Phương án có thể thực thi hay không? Nếu không thể có được kết quả như mong muốn, chúng ta có phương án khác thay thế hay không?

– Áp dụng phương án nào lợi ích lớn nhất? Hậu quả của mỗi loại phương án? Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?

– Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất? Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?

– Chia đôi tờ giấy, bên trái viết ra chọn lựa của bạn, bên phải viết ra chọn lựa khác có thể xảy ra.

Dưới mỗi loại chọn lựa, căn cứ vào thông tin mà bạn hiện có, liệt kê tất cả những ích lợi tích cực mà chọn lựa này có thể mang lại. Sau đó lại liệt kê những hậu quả không tốt mà lựa chọn này có thể mang tới. Cuối cùng, so sánh sự lợi ích và các hậu quả không tốt để bạn lựa chọn phương án.

Khi phương án dự phòng vượt quá 2 chọn lựa, bạn có thể tiến hành so sánh 2 loại phương án trước. Sau khi chọn được một phương án tốt, thì lại tiến hành so sánh nó với phương án khác.

Sử dụng cách khảo sát và so sánh sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án khả thi, và làm cho bạn phải suy nghĩ ra nhiều loại phương án khác nhau trước khi bạn xác định thực hiện một kế hoạch nào đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện ra một số sự kiện khác có lợi cho việc giải quyết vấn đề.

Chúc bạn thành công.

Ngọc Trâm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài 1: Vận dụng thời gian hợp lý khi giải quyết vấn đề. Khi cần phải giải quyết vấn đề, người có khả năng tư duy cao không làm việc một cách loa qua hoặc lãng phí thời gian, mà luôn tìm kiếm những phương án tốt nhất và không vội vàng đưa ra quyết định.

Bài liên quan

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Mong muốn kết quả học được tốt hơn, chúng ta thường quan tâm đến cách làm thế nào để học nhanh hơn, nhiều hơn với công sức ít nhất. Nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề thì không được lưu tâm đúng mức.

Học cách phán đoán & Giải quyết vấn đề

(hieuhoc_hieuhoc.com) Học cách phán đoán & Giải quyết vấn đề, giúp bạn nhận diện được những vấn đề có thể còn tiềm ẩn trong khi thực hiện giải pháp và nó giúp bạn tập trung hơn vào kết quả cần phải đạt.

Kỹ năng phán đoán nhanh.

(Hiếu học). Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!).  

Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nên có quyết định thế nào khi cảm thấy lưỡng lự trước vấn đề? Bởi chúng ta thường quyết định không chút đắn đo khi có đầy đủ kiến thức, khả năng, trình độ xử lý công việc đối với các vấn đề quen thuộc... Nhưng cũng có khi ta cảm thấy lưỡng lự, phân vân không biết nên quyết định thế nào! 

Cùng chuyên mục