Cậu bé mê sáng tạo đồ chơi trẻ em

Đam mê sáng tạo đồ chơi và từng phá nhiều đồ điện trong gia đình, Thủy Ngọc Cảnh, lớp 9/5 Trường THCS Lê Quý Đôn (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đoạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011 với mô hình “Chú hề đi trên dây”.

Với giải thưởng này, Thủy Ngọc Cảnh (trú tổ 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vinh dự là một trong số ít bạn trẻ của Việt Nam sang Thái Lan tham dự “Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9 – 9th International exhibition for young inventos” diễn ra vào cuối tháng này.

Nhiều năm qua, em Thủy Ngọc Cảnh được trao nhiều bằng khen về thành tích học tập.

Cảnh đam mê chế tạo từ năm học lớp 6 khi thấy anh trai quên ăn quên ngủ với đống máy móc cũ để chế tạo những robot điều khiển bằng tay tham dự cuộc Sáng tạo trẻ toàn quốc mà bọn trẻ cả xóm đứa nào cũng thích. Cảnh thầm nghĩ, sẽ có ngày mình cũng tự chế tạo được một sản phẩm sáng tạo hữu ích như anh trai.

Ước mơ chế tạo không ngừng thôi thúc, tình cờ trong một buổi sinh hoạt lớp 8, Cảnh nghe cô giáo chủ nhiệm than phiền về tính bạo lực của các loại đồ chơi, gây sự hư hỏng cho các học sinh. Từ đó, Cảnh đã nảy ra ý tưởng về trò chơi chú hề đi trên dây.

Thương ba mẹ sớm hôm vất vả, Cảnh không dám xin tiền mà tự mình sáng chế ra mô hình này. Trong nhà, những đồ bỏ đi như giấy bì, xốp, vỏ bút bi, vỏ trứng và một số chi tiết trong máy cassette cũ của ba trở thành một chi tiết quan trọng trong mô hình của Cảnh.

Một tháng trời ròng rã, miệt mài ngày đêm cùng với sự chỉ dận tận tình của anh trai, Cảnh đã từng bước hoàn thiện ý tưởng, thiết kế mô hình, tìm nguyên vật liệu, về các chi tiết máy… và hoàn thiện mô hình.

Mô hình sáng tạo “Chú hề đi trên dây” của Thủy Ngọc Cảnh giành giải Nhì cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011.

Giải thích cách gọi tên, Cảnh chia sẻ: Sở dĩ sản phẩm có tên gọi như vật bởi đây là một chú hề có thể đi xe đạp thăng bằng trên dây một cách điêu luyện mà không bị ngã. Hình ảnh chú hề ngồi trên chiếc xe đạp một bánh như trong các đoàn xiếc vẫn hay biểu diễn, chú hề vừa đi trên dây, vừa vẫy tay chào khán giả, nhìn rất ngộ nghĩnh.

Mô hình “Chú hề đi trên dây” của Cảnh đem đi dự thi đã giành giải Nhì tại cuộc thi thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011. Cuối tháng này, Cảnh sẽ vinh dự là một trong những đại diện tiêu biểu của Việt Nam tham dự “Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9” tại Thái Lan.

Những ngày này, Cảnh cũng đang tất bật với việc hoàn thành ý tưởng về “Bộ thí nghiệm vật lý đa năng cho học sinh THCS” để chuẩn bị tham dự cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 8 năm 2012.

Ngoài khả năng về khoa học sáng tạo, Cảnh còn có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Em đàn được tất thảy những bài hát thông dụng bằng ghi ta.

Khi hỏi về những ước mơ, Cảnh hồ hởi nói: “Em chỉ biết cố gắng học tập thật tốt, còn ước mơ sau này làm gì em chưa nghĩ tới. Việc sáng tạo đồ chơi hay chơi ghi ta chỉ là đam mê hiện tại mà thôi”.

Nguồn: dân trí

Bài liên quan

Nghị lực của chàng sinh viên " ngửi chữ "

Ở ngôi trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, bạn bè cùng lớp, trong trường gọi Lê Quang Đạt - SV lớp 11 SLS (chuyên ngành Lịch sử) với biệt danh “ngửi chữ”. Bị tật bẩm sinh về mắt và phải để sách sát vào mặt mới đọc được nhưng Đạt rất ham đọc sách.

Cô bé côi cút 7 năm liền là học sinh giỏi

Sinh ra, Hồ Thị Tuyết đã không biết cha mình là ai. 5 tuổi, người mẹ cũng dứt áo bỏ đi để lại Tuyết và em gái mới được 2 tuổi. Hai chị em sống cùng bà ngoại. Vượt lên khó khăn, 7 năm liền cô bé người dân tộc Ca Dong đều là HS giỏi.

Gieo chữ trên chiếc xe lăn

Đã hơn 5 năm qua trên chiếc xe lăn cũ kỹ người thầy tật nguyền vẫn lặng lẽ dạy học cho những đứa trẻ nghèo quê mình như một việc làm bình dị để thấy mình vẫn còn có ích giữa cuộc đời này. Người mà chúng tôi nhắc đến là thầy Tư Trang (tên đầy đủ là Phạm Viết Trang, 41 tuổi, ở làng Gia Hội, Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam).  

Cậu học trò người Dao khuyết tật hiếu học

  Tay trái khiếm khuyết, hai chân teo tóp, đi lại khập khiễng đi lại, cậu bé người Dao Triệu Lâm Cường (HS lớp 3A, Trường Tiểu học Hùng Vương, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) không đầu hàng số phận, vượt lên tật nguyền chăm chỉ đến trường học chữ.

Ước mơ của " đôi chân da cam "

Cương mơ được đi học ngành mà mình yêu thích là ngành công nghệ thông tin, được thỏa chí tò mà, và quan trọng hơn cả là được mọi người xem mình như một người bình thường…

Cùng chuyên mục