Bước đầu xây dựng thương hiệu bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nhiều bạn trẻ thường ngại ngần khi nói đến “thương hiệu cá nhân” vì cho rằng mình chưa làm gì thành công nên chưa thể có… danh hiệu. Nhưng dù muốn hay không thì mỗi người luôn sẵn có thương hiệu cá nhân chứ nó không chỉ dành riêng cho những người đã nổi tiếng. Hẳn nhiên, thương hiệu cá nhân cũng có các bậc khác nhau và càng cao thì càng có nhiều cơ hội nhận các chế độ đãi ngộ và thăng tiến.

Thương hiệu cá nhân là sự khác biệt riêng có của một người, gồm những yếu tố về tính cách, năng lực, phong cách… được hình thành liên tục và nhất quán. – (Hình: Các bạn trẻ dự buổi giao lưu cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng – Ảnh: Quang Định/Nhịp sống trẻ)

Giá trị thương hiệu cá nhân của một người là kết quả của một quá trình nỗ lực rèn luyện và vun đắp lâu dài, là tự ý thức và xây dựng chứ không phải tự nhiên mà có. Dưới đây là 10 điều cơ bản giúp bạn đánh giá tích cực về bản thân để xây dựng thương hiệu cá nhân:

  1. Học hỏi từ những người có đời sống tinh thần tốt đẹp: Tìm hiểu lịch sử cuộc đời những người đã biến điều tiêu cực thành tích cực, nghịch cảnh thành lợi thế, vật cản thành bàn đạp…, bạn sẽ thấy họ là người không để sự thất vọng và thất bại làm nhụt chí. Và “Hãy kết giao với người có phẩm chất tốt nếu bạn coi trọng danh tiếng của mình, vì chẳng thà một mình còn hơn ở bên bạn xấu” – (G. Washington).
  2. Học hỏi điều mình chưa biết.
  3. Giúp đỡ người khác. Có thể bạn mắc kẹt trên chính đường đi của mình. Những lúc như vậy, hãy làm một người tình nguyện. Điều này sẽ tạo nên giá trị bản thân. Quá trình cho đi không chút kỳ vọng, không mong muốn nhận lại bất cứ điều gì sẽ làm gia tăng sự đề cao bản thân.
  4. Học cách cho và nhận lời khen .
  5. Học cách không thoái thác, dám nhận trách nhiệm.
  6. Thực hành kỷ luật: Trong cuộc sống, không ít người có tài năng nhưng lại không thành công. Họ không hiểu rằng, vấn đề phát sinh chính từ việc bản thân mình sống thiếu kỷ luật.
  7. Thiết lập mục tiêu cần phải thực tế: Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và mục đích cuộc đời, luôn nỗ lực phấn đấu trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó. Mục tiêu quá cao sẽ khó lòng đạt được, từ đó dễ dẫn đến cái nhìn tiêu cực về bản thân. Ngược lại, mục tiêu quá thấp sẽ làm lãng phí năng lực. Mục tiêu thiết thực sẽ khích lệ tinh thần và xây dựng ý thức cao về bản thân.
  8. Xây dựng nội lực bản thân, luôn là chính mình: Trước những lời khen ngợi hoặc chỉ trích, hãy giữ được sự bình thản. Nghĩa là bạn đang giữ trong mình một nguồn nội lực và niềm tin vào bản thân. Ngược lại, để những yếu tố bên ngoài tác động, chi phối, nghĩa là bạn đang cho phép người khác kiểm soát cuộc đời mình.
  9. Kiên nhẫn: Hãy giữ cho mình sự kiên nhẫn, niềm tin vào những việc làm mà mình thấy là đúng đắn. Dù kết quả có thể chưa nhìn thấy, nhưng chắc chắn nó vẫn đang diễn ra một sự thay đổi tốt đẹp nào đó.
  10. Đưa ra những đề xuất tích cực về bản thân: Tập thói quen hình thành những đề xuất tích cực về bản thân, học cách gây ấn tượng (đẹp, tự tin, lịch lãm, tươi vui…). Nếu ngay từ lần đầu tiên gặp mặt ai đó mà tạo được ấn tượng tích cực thì hình ảnh của bạn gần như mãi như thế trong mắt họ. Ấn tượng đầu tiên còn đến từ trang phục hay cách bắt tay, trao danh thiếp… Ngoài ra, thương hiệu cá nhân còn thể hiện qua tóm tắt hồ sơ tìm việc và phỏng vấn tuyển dụng. (Những ứng viên chủ động nói thêm về mình, thể hiện sự háo hức với công việc cũng tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng).

Tóm lại, tạo thương hiệu bản thân qua việc tích cực học tập và hoạt động cộng đồng, có thái độ tích cực trong hợp tác và giúp đỡ mọi người, kết nối mạng lưới, luôn là chính mình và nhất quán trong việc truyền thông về bản thân. Cuối cùng, chỉ có thể thành công khi bạn biết khát khao chinh phục mục tiêu và nghiêm túc thực hiện các cam kết với chính mình.

Chúc bạn thành công

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Học cách quảng bá hình ảnh bản thân

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tìm cách quảng bá hình ảnh bản thân, thể hiện mình, nghe có vẻ khoa trương: Những người tự quảng bá hình ảnh như vậy thường khiến người khác cảm thấy khó chịu và còn khiến họ nghi ngờ về những lời mình nói. Tuy nhiên… 

Để tiếp thị bản thân thật sự hiệu quả.

(Hiếu học). Để tìm được công việc thích hợp, cần phải có một kế hoạch tiếp thị bản thân trước các nhà tuyển dụng. Các “cẩm nang tiếp thị” đó bạn đã từng cố gắng thực hiện nhưng kết quả thật đáng thất vọng! Tất cả chỉ là rải hồ sơ và... chờ đợi trong tâm trạng vô định hướng.

Hiểu rõ bản thân: Trở thành người như thế nào?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hiểu rõ bản thân để có dự tính cho tương lai, và về việc sau này sẽ trở thành người như thế nào. – Bạn có dành thời gian suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề xảy ra với bản thân? Luôn hiểu được cảm xúc của mình và tại sao lại có cảm xúc đó? Bạn có hiểu rõ những điểm mạnh, yếu của bản thân?

Cùng chuyên mục