Đây là ngành, theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ rất hot , dễ kiếm việc làm nhất trong vài ba năm tới.
Công nghệ Nano ở Việt Nam
Ngày nay, chúng ta không còn xa lạ với những sản phẩm liên quan đến chữ “Nano” nhưng nửa thế kỉ trước đây là vấn đề thời sự “nóng” với nhiều tranh luận và hoài nghi.
Thế nhưng từ thập kỉ 70 thế kỉ trước, khi các hãng sản xuất lớn của Mỹ, Nhật như Intel, IBM, Mitsubishi…chế tạo thành công những con chip có thể đảo trạng thái 1.500 tỉ lần trong một giây hay vi mạch điện tử siêu nhỏ mỏng hơn sợi tóc cả 100.000 lần thì mọi người bắt đầu có cái nhìn khác về “chú lùn Nano”.
Ngày nay, câu chuyện nghiên cứu phát triển Nano trở thành vấn đề “nóng” và lôi kéo các cường quốc vào cuộc chạy đua mới để phát triển ứng dụng nó.
Đến thập niên 90, Việt Nam mới bắt đầu bước chân vào lãnh vực này. Chính phủ, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ GD ĐT cũng rất quan tâm và khuyến khích phát triển công nghệ mới Nano.
Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu -Khu công nghệ cao TPHCM đã công bố lần đầu tiên chế tạo thành công vật liệu Nano sản xuất vi mạch, bán dẫn, CNTT…mà chỉ ít nước trên thế giới thành công.
Từ đó đến nay, Nano không chỉ dành cho các sản phẩm công nghệ thông tin mà bước vào đời sống mọi người như công nghệ tẩy tế bào chết, sản phẩm sơn thậm chí khăn ướt …
Sản phẩm khăn ướt với công nghệ làm sạch khuẩn Nano siêu an toàn của Diana vừa tung ra thị trường hồi đầu tháng 5/2012 vừa qua hết sức mới mẻ với người tiêu dùng. Đây được xem là một bước đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay.
Nghiên cứu của giới chuyên môn cho biết: với kích cỡ phân tử ở mức vi mô, chỉ từ 3-5 nano mét, khăn ướt Nano bạc có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại theo nguyên tắc bao bọc trực tiếp tế bào của vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó vô hiệu hóa sự phát triển, khả năng truyền bệnh của chúng.
Nhờ những tính năng ưu việt này, Nano bạc được xem là chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Ngành “hot” và nhiều thử thách
Ở Việt Nam, công nghệ Nano là ngành học rất mới mẻ nên những sinh viên chọn học phải có đam mê các môn học tự nhiên, cần cù và thêm chút dũng khí đương đầu với thử thách. Bù lại các bạn nó sẽ mang lại những thành công bất ngờ vượt bậc.
Những ngành học Nano hiện nay là Nghiên cứu công nghệ Nano (làm việc ở các phòng thí nghiệm các trường ĐH hoặc hãng sản xuất để tìm ra qui luật ứng dụng thực tế), Kĩ sư công nghệ Nano ( vận hành ứng dụng công nghệ Nano), tư vấn quản lí và chuyển giao công nghệ (tư vấn và chuyển giao dây chuyền sản xuất và hướng đến phát triển tương lai)…
Theo Báo cáo xu hướng việc làm tại Việt Nam của Bộ Lao động-thương binh và xã hội vừa công bố, những ngành được đánh giá “hot” hiện nay sẽ bảo hòa vào năm 2015 ngay khi các sinh viên tốt nghiệp.
Thay vào đó, trong Top 9 ngành nghề “hot” năm 2015 được dự báo gồm: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, hoạt động đoàn thể và chính quyền, làm việc trong các tổ chức quốc tế…thì công nghệ Nano được đánh giá sẽ nằm trong ngành nghề “hot”, đảm bảo cho các sinh viên mới ra trường việc làm ổn định.
Chính vì thế, trong những năm gần đây, đặc biệt mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đua nhau tuyển sinh ngành công nghệ Nano như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG Hà Nội vả TPHCM), Trường ĐH Khoa học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), trung tâm Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia…
Được biết số lượng thí sinh đăng kí học ngành này năm nay tăng vọt so với những năm trước hứa hẹn một lực lượng nhân lực phong phú phát triển ngành mới mẻ đầy tiềm năng này.
Nguồn: tư vấn tuyển sinh