Ngành Điện tử tin học của thời đại số

Điện tử tin học là ngành khá phức tạp với kiến thức nền tảng là những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và am hiểu về chức năng của điện tử tin học đối với sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, sinh viên theo học ngành này ngoài việc được đào tạo kiến thức về vật lý học hiện đại, toán cao cấp, các kiến thức về khoa học xã hội mà còn được đào tạo chuyên môn về tin học, máy tính, cấu trúc máy tính, máy và truyền dữ liệu, cài đặt, quản trị mạng, quản trị web; lý thuyết cơ bản về mạch điện, lý thuyết về điện tử, lý thuyết tính toán và điều khiển tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điện tử tin học có khả năng bảo dưỡng, vận hành các thiết bị điện tử tin học, cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử tin học nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.

Bạn có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử tin học; các trung tâm, cơ sở tin học hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Bạn cũng có thể là một nhà quản trị website hay một kỹ sư điều hành các dây truyền sản xuất, điều hành, quản lý các dự án về thiết kế, xây lắp các hệ thống điện tử…

Những tố chất cần có

Điện tử, tin học là 1 ngành học không hề mới, nó đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê thật lớn, cũng như khả năng sáng tạo, khám phá tìm tòi. Nếu là người yêu thích máy tính, yêu thích công nghệ, lướt web, lập trình web, quản trị mạng.. hay những gì liên quan đến máy tính, các thiết bị tin học…. ngành điện tử tin học sẽ là một ngành học phù hợp với bạn.

Và cơ hội việc làm

Điện tử, tin học luôn là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn trong xã hội hiện đại. Hiện nay nhà tuyển dụng không còn quá chú trọng đến yếu tố bằng cấp. Dù ứng viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hay đại học thì họ đều có cơ hội như nhau chỉ có điều điểm khác biệt giữa các ứng viên là trình độ tay nghề, khả năng thích ứng và độ nhạy bén khi xử lý công việc. Vì vậy nếu chuyên tâm vào học tập cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ luôn rộng mở dù bạn học ở hệ nào. Ngành học này được đào tạo hầu hết ở các trường kỹ thuật, trung cấp và là lĩnh vực cơ bản của các trường đào tạo nghề. Với điểm chuẩn đầu vào không hề cao từ 10 đến 23 điểm, một số cơ sở đào tạo chỉ xét tuyển hồ sơ của sinh viên mà không tổ chức thi tuyển. Điều đó có thể thấy rằng thí sinh có rất nhiều cơ hội lựa chọn.

Bạn có thể theo học ngành này tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, Trường trung cấp Vạn Xuân, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn…

Nguồn: Báo GT & ĐT

Bài liên quan

Ngành Điện tử - Viễn thông

Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.

Các chuyên ngành Điện tử Viễn thông

(Hiếu học) Mấy năm trở lại đây, điện tử viễn thông là ngành khá "hot". Nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Điện tử Viễn thông như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao thông Vận tải TPHCM và Học viện Bưu chính viễn thông... 

Cùng chuyên mục