Cách khởi sự tốt nhất cho các kỳ thi.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thế là mùa thi đã đến, sợ hãi biết bao mà cũng mong đợi biết bao! Vì vậy, Hiếu học giới thiệu những lời khuyên sau cùng giúp các bạn chuẩn bị và khởi sự cho kỳ thi với tinh thần và thể trạng tốt nhất.

Bạn hãy chuẩn bị kỹ về thể chất và tâm lý để khởi sự cho kỳ thi một cách tốt nhất… (Hình minh họa: Kiểm tra giấy dự thi trước khi thí sinh vào phòng thi/ĐH Bình Dương)

Chuẩn bị trước ngày thi

Các bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hồi hộp mà ảnh hưởng đến kết quả thi. Các bạn hãy lạc quan rằng chắc chắn mình sẽ đậu và hãy lên quyết tâm mình sẽ đậu ở mức nào.

Chuẩn bị tốt kiến thức: Đừng đợi đến tận khi thi mới vội vàng nhồi nhét tất cả những gì đã học làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Nên suy nghĩ thật kĩ xem kiến thức của mình đã đạt được đến mức nào. Các bạn hãy lập dàn ý đại cương cho các môn học để nắm bắt được các ý chính của kiến thức, hãy tạo ra mối liên kết, sự tương đồng, gần gũi giữa các mảng kiến thức lại với nhau. Khi đó, bước vào kỳ thi sẽ bớt lo lắng đi. Hãy luôn tự nhủ rằng bạn có thể làm tốt.

Sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý: Các bạn nên quan tâm đến sức khỏe trong những ngày ôn thi. Số đông các bạn thường tăng cường độ học tập lên quá mức. Học ngày, học đêm, học đến mê mụ đờ đẫn. Chính vì thế, các bạn cần học tập điều độ, có sức khỏe tốt sẽ giúp tư duy sáng láng hơn, đầy đủ hơn để bước qua kì thi một cách tốt nhất. (Vận động đôi chút những ngày trước khi thi sẽ giúp bạn tránh được căng cơ và giải toả những cẳng thẳng do việc học thi gây ra).

Trước ngày thi phải chuẩn bị vật dụng, đồ dùng cần thiết được mang vào phòng thi.

– Trước khi thi 1-2 ngày, các bạn nên đi xem địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Sau đó tính toán thời gian đi lại cần thiết, cũng như lối đi từ nhà, chỗ trọ đến trường thi hợp lý nhất, để khỏi lúng túng bị động trong các buổi thi.

– Đêm trước ngày thi, một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tỉnh táo và sẵn sàng đón nhận thử thách của kỳ thi (nhớ để đồng hồ báo thức, canh chừng khỏi ngủ quên) và đừng quên bữa ăn sáng nhé!

Trong lúc làm bài thi:

– Tránh bồn chồn khi chờ phát đề thi, làm đúng theo những hướng dẫn, quy định của kỳ thi: Điền đầy đủ thông tin yêu cầu như SBD, họ tên vào bài làm và đề thi, tuyệt đối không nên “để tí nữa rồi tính sau” mà nên làm việc này ngay. Sau khi điền đầy đủ họ tên, SBD rồi thí sinh cần kiểm tra xem đề thi có sai sót, đề bị thiếu, đề mờ, rách gì hay không. Nếu có thì xin giám thị đổi ngay tờ khác để tránh mọi sự cố khi làm bài thi sau này.

– Khi bạn có đề bài trong tay, hãy đọc toàn bộ đề bài trước khi suy nghĩ, đọc hướng dẫn và yêu cầu của đề bài một cách từ tốn và kỹ lưỡng để biết rằng mình sẽ phải làm gì và từ đó phân bổ thời gian làm từng phần hợp lý hơn. Và nếu là đề tự chọn, bạn phải xác định đề tài mà bạn thích làm hơn.

– Cấu trúc bài thi phân chia điểm rất đều, rõ rệt nên các bạn cố gắng làm phần dễ và dành thời gian để làm phần khó. Giải quyết những câu dễ trước sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin vào bản thân và sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi khó hơn. Nhớ đừng bị sa lầy giữa chừng vì một câu khó nào đó, tốt hơn là hãy chuyển sang câu khác, có thể bạn sẽ tìm ra cách giải sau.

Đừng quan tâm đến việc các thí sinh khác làm bài nhanh như thế nào, đừng bận tâm đến những thứ khác không liên quan. Không phải lúc nào những người làm bài nhanh chóng cũng thu được kết quả chính xác. Bởi vậy, hãy tập trung vào bài của mình. Nếu quá căng thẳng thì nên làm những động tác mát-xa mặt, mắt để tinh thần thoải mái.

Khi làm bài, hãy viết cho dễ đọc, nhất thiết dành 10 phút cuối buổi để đọc lại bài làm. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài làm gì. Nên đọc kỹ, soát đi xét lại, để sửa lỗi.

Ngoài ra, tâm lý là một yếu tố quan trọng giúp đạt kết quả tốt nhất khi đi thi: Ngày đầu tiên của mỗi kỳ thi thường là căng thẳng nhất. Giám thị làm việc trong tinh thần cảnh giác cao độ, thí sinh làm bài thi trong tâm trạng âu lo. Vì vậy, nếu chuẩn bị ôn tập kỹ và làm tốt bài thi các môn thi trong ngày thi đầu tiên, các bạn sẽ có tâm lý thoải mái cho những ngày thi tiếp theo.

Chúc các bạn đạt kết quả tốt nhất…

Bích Trâm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Cách học và ôn thi: Ôn ít hiệu quả nhiều

(hieuhoc_hieuhoc.com) Với khối lượng kiến thức rất nhiều, ôn thi như thế nào để tránh việc học trước quên sau? Cách học và ôn thi sao cho hiệu quả? - Điều mà hầu hết các học sinh rất quan tâm và mong muốn là “ôn ít mà nhớ nhiều” !   

7 kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất

Ôn thi là thời gian vất vả nhất với học sinh, bởi chỉ trong một giai đoạn ngắn, các học sinh phải tiếp thu, sắp xếp một khối lượng kiến thức lớn ở nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút?

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Kỹ năng, phương pháp làm bài thi

(hieuhoc_hieuhoc.com) Phương pháp làm bài và đạt điểm cao là một kỹ năng có được nhờ rèn luyện. Thiếu kiến thức về kỹ năng này, một thí sinh học lực khá giỏi cũng có thể phải nhận điểm số kém cỏi. Sau đây là tóm lược phương pháp căn bản để làm một bài thi tự luận hoặc trắc nghiệm.  

Cùng chuyên mục