Phi công tiêm kích: Nghề bảo vệ vùng trời

Trở thành phi công tiêm kích bảo vệ sự bình yên cho vùng trời Tổ quốc là mơ ước của rất nhiều thanh thiếu niên VN. Chính vì vậy, mỗi năm có hàng vạn thanh niên trong cả nước đăng ký vào Trường Sĩ quan không quân (đóng tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

· * Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2011), PV Tuổi Trẻ đã có những ngày sống cùng các chiến sĩ tại hai trường sĩ quan không quân (Nha Trang, Tuy Hòa) để thực hiện phóng sự ảnh về những người lính học canh giữ bầu trời Tổ quốc.

Học viên phi công Vũ Đình Hạnh bay đơn với máy bay phản lực L-39 – Ảnh: Duy Thanh

Trở thành phi công tiêm kích bảo vệ sự bình yên cho vùng trời Tổ quốc là mơ ước của rất nhiều thanh thiếu niên VN. Chính vì vậy, mỗi năm có hàng vạn thanh niên trong cả nước đăng ký vào Trường Sĩ quan không quân (đóng tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Dự thi rất đông, nhưng chỉ có vài chục người đủ điều kiện để được tuyển chọn cho một khóa đào tạo phi công kéo dài năm năm. Điều đó cho thấy việc học “nghề” canh giữ bầu trời rất khắc nghiệt.

Tập trung cao độ, sẵn sàng trước giờ bay

Sau khi vượt qua được kỳ thi tuyển sinh, bốn năm đầu các học viên phi công học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan không quân. Qua quá trình sàng lọc, chỉ khoảng một nửa số học viên của khóa được đào tạo chuyên ngành phi công, số còn lại được đào tạo các chuyên ngành ở mặt đất.

Một chiếc L-39 đang cất cánh

Ở năm thứ tư, những học viên phi công được huấn luyện bay thực tế bằng máy bay một động cơ cánh quạt IAK-52. Việc mở đầu rèn luyện bằng máy bay cổ này như là một sự làm quen ban đầu cho những phi công tương lai. Quy trình sàng lọc khắc nghiệt được tiếp tục để tuyển chọn những người xuất sắc nhất (chỉ đếm trên đầu ngón tay!) đào tạo phi công tiêm kích ở năm thứ năm.

Các học viên tập luyện với vòng quay trụ, vòng quay đu và các bài nâng cao thể lực hằng ngày

Những học viên phi công tiêm kích học tập và huấn luyện năm thứ năm tại Trường Sĩ quan không quân đóng tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chỉ khi nào hoàn thành được khóa học bay tiêm kích này, các phi công học viên mới đủ điều kiện để tốt nghiệp, trở thành phi công tiêm kích thực thụ.

Giảng viên, sĩ quan Nguyễn Quyết Thắng (phải) và học viên Trịnh Minh Tuấn rút kinh nghiệm sau bài tập bay tại Trường Sĩ quan không quân TP Nha Trang

Trong những ngày có mặt ở trường sĩ quan không quân tại Nha Trang cũng như Tuy Hòa, chúng tôi phần nào cảm nhận được những thử thách hết sức khó khăn, khắc nghiệt của những người lính đi học canh giữ bầu trời.

Buổi học bay được bắt đầu lúc 5g sáng. Trong ảnh: các sĩ quan và học viên hành quân ra đường băng
Những chiếc L-39 trên sân bay Đông Tác
Nghiên cứu đường bay với mô hình
Trong buồng lái chiếc L-39
Học viên Vũ Đình Hạnh (trái) và Lưu Trọng Phú trao đổi kinh nghiệm sau khi thực hiện xong bài bay huấn luyện
Ruột gan lộn tùng phèo với những bài tập như thế này
Bài tập lái máy bay Iak-52. Học viên đáp máy bay xuống đường băng
Cùng tập bài bay biên đội với mô hình trong buồng lái máy bay L-39
Thiếu tá Hoàng Anh Tuấn (phải) – chủ nhiệm chính trị đoàn C10 – chuẩn bị cất cánh cùng một học viên phi công tiêm kích khóa 36
Thượng tá Vũ Đức Quý – đoàn trưởng đoàn C10 – gắn hoa chúc mừng các học viên hoàn thành chuyến bay đơn đầu tiên với máy bay L-39

Theo: Học giữ bầu trời (DUY THANH – THUẬN THẮNG thực hiện/TTO

Bài liên quan

Điều kiện để học nghề lái máy bay.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Điều kiện để trở thành một "Học viên dự khoá bay", được đào tạo miễn phí ở Trung tâm huấn luyện bay của VNA tại TP HCM là các bạn trẻ cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18 – 30,  chỉ cần tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Toeic tiếng Anh đạt 400 điểm là đã có thể nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển…

Các ngành hệ dân sự của khối trường Quân đội.

(Hiếu học). Trong số 18 học viện, trường ĐH, trường sĩ quan của khối các trường Quân đội tuyển sinh đào tạo ĐH, CĐ năm 2010 có 16 trường với phạm vi tuyển sinh trong cả nước. Thí sinh dự thi vào các trường quân đội đều thi chung đề thi của Bộ GD-ĐT. Theo đó, tất cả thí sinh dự thi vào các Học viện, trường ĐH khối quân đội hệ dân sự không phải qua sơ tuyển tại địa phương.  

Cùng chuyên mục