Chuyên gia quản trị nhân sự: Tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Quan niệm cũ xem quản trị nhân sự là một bộ phận bảo đảm cung ứng đủ nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ. Còn quan điểm mới xem quản trị nhân sự như một đối tác cùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tổ chức của mình có thực sự là một môi trường tốt để phát triển nhân tài hay chưa.

Các chuyên gia nhân sự ngày nay bắt đầu bằng việc tập trung vào công việc kinh doanh chứ không chỉ làm công tác tuyển dụng, họ cần phải gắn kết không chỉ với chiến lược mà còn với khách hàng và nhà đầu tư bên ngoài… (Dave Ulrich là giám đốc chương trình quản lý nhân sự và là tác giả của 6 cuốn sách nổi tiếng về quản trị kinh doanh: Real-Time Strategy, Results-Based Leadership, How Leaders Build Value, Change Champions Field Guide, Leadership Brand, and Leadership Code – ảnh www.rbl.net)

Các tổ chức cạnh tranh hiệu quả khi tạo thêm giá trị cho khách hàng theo những nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống là tài chính (giá thấp hơn), chiến lược (sản phẩm, dịch vụ tốt hơn) hay vận hành (các hệ thống tốt hơn). Nhưng những lợi thế này rất dễ bị bắt chước, chỉ còn duy nhất việc tổ chức và con người trở thành vấn đề để tạo thêm giá trị cho khách hàng một cách khác biệt. (Các hình thức tổ chức tốt hơn giúp các nhà lãnh đạo thực hiện những cam kết chiến lược, đảm bảo năng suất của nhân viên, dự đoán nhu cầu khách hàng và phục vụ họ, đồng thời gia tăng niềm tin của nhà đầu tư).

Vì vậy, ngày nay những phẩm chất cần thiết cho một nhà quản lý cấp cao về nhân sự của các doanh nghiệp, tổ chức cần có 5 năng lực tạo giá trị như:

Người hoạt động đáng tin cậy: họ xây dựng lòng tin và có quan điểm, cách nhìn riêng về công việc kinh doanh.

Đồng minh kinh doanh: họ hiểu rõ công ty kiếm tiền như thế nào.

Kiến trúc sư chiến lược: họ hỗ trợ, thiết kế và thực hiện chiến lược.

Người quản lý tài năng, thiết kế tổ chức: họ cung cấp các giải pháp nhân sự thống nhất, gắn kết và sáng tạo. Thực hiện các thông lệ nhân sự một cách hiệu quả.

Người hỗ trợ văn hoá và thay đổi: họ khiến những thay đổi diễn ra và đảm bảo nền văn hoá bền vững cho công ty.

Các chuyên gia nhân sự ngày nay bắt đầu bằng việc tập trung vào công việc kinh doanh chứ không chỉ làm công tác tuyển dụng, họ cần phải gắn kết không chỉ với chiến lược mà còn với khách hàng và nhà đầu tư bên ngoài. Về mặt nhân tài, trở thành nhà tuyển dụng được nhiều ứng viên lựa chọn là chưa đủ, mà còn cần trở thành nhà tuyển dụng được những nhân viên thích hợp chọn lựa. (Nhân viên thích hợp là những người mà khách hàng chọn lựa!)

Nhân viên cần được cung cấp một tập hợp giá trị để họ cam kết và gắn bó với công ty. Một trong những điều mà nhân viên đánh giá cao chính là sự ổn định về nghề nghiệp. Các công ty chỉ cung cấp sự ổn định nghề nghiệp cho nhân viên khi họ liên tục học hỏi và phát triển để có thể đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của khách hàng. Tốt hơn là các công ty nên hứa hẹn cơ hội học hỏi suốt đời thay vì tuyển dụng suốt đời. Khi nhân viên có thể và sẵn sàng học hỏi liên tục, họ sẽ giữ được công việc của mình.

Mọi người đều có những điểm yếu và điểm mạnh của mình, có các năng lực hay khả năng, nhưng họ cũng có đam mê và năng lượng cảm xúc sẵn có để tập trung vào công việc. Cách tốt nhất để đánh giá điểm yếu và điểm mạnh là quan sát nhân viên thực hiện những vai trò trong quá khứ và hiện tại để xác định những công việc mà họ cảm thấy thoải mái. Các nhân viên thành công cần phải có nhiều điểm mạnh hơn điểm yếu và đảm bảo rằng các điểm yếu của họ không phải là những điểm yếu chết người.

Các tổ chức công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện một đợt kiểm toán nhân tài để xem họ có đủ kỹ năng thực hiện các yêu cầu của công việc kinh doanh hiện tại và trong tương lai hay không. Hoạt động kiểm toán nhân tài này sẽ xác định các kỳ vọng kinh doanh, các vai trò chủ chốt cần người nắm giữ và mức độ mà những nhân viên hiện tại có thể thực hiện các công việc yêu cầu. Một công ty cũng có thể thực hiện kiểm toán cách thức tổ chức và văn hoá để xác định xem liệu tổ chức có môi trường làm việc phù hợp trong việc ra quyết định, chia sẻ thông tin, quản lý mâu thuẫn và quản trị công việc để khích lệ nhân tài. Các đợt kiểm toán nhân tài và tổ chức này giúp các nhà lãnh đạo xác định nhân tài hiện nay, hướng phát triển ngày mai và văn hoá tổ chức tương lai. Khi thực hiện các hoạt động này, các chuyên gia nhân sự sẽ tăng hiệu quả làm việc (năng suất) của nhân viên và từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng và cổ đông.

Trước nay, thông thường thì nhân sự chỉ tập trung vào bên trong công ty, cụ thể là vào nhân viên. Nhưng hiện tại, nhân sự nên kết nối công việc với các giá trị tạo ra cho chủ thể liên quan từ bên ngoài, như thị phần khách hàng, niềm tin của nhà đầu tư và danh tiếng trong cộng đồng; nhân sự cần phải cải tiến về mặt nhân tài, tổ chức và năng lực lãnh đạo… Vì thế, các chuyên gia nhân sự cần phải học hỏi và phát triển liên tục để các kỹ năng của họ phù hợp với kỳ vọng của khách hàng và nhà đầu tư.

·Học Quản lý nhân sự ở đâu? Các bạn có thể theo học các ngành học có liên quan về nghiệp vụ quản lý ở các trường ĐH Kinh tế, KHXH&NV, Ngoại thương… Ngoài ra, các bạn có thể học các lớp

Quản lý nguồn nhân lực - Trung tâm TalentLink,Tp HCM
Khóa học Quản Lý Hành Chính - Nhân Sự
Giám Đốc Nhân Sự - Trung Tâm EduViet VN
Nghề Nhân Sự Chuyên Nghiệp - Việt Leader, Tp HCM
Hoặc các khóa đào tạo nhân sự khác

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Giám đốc Nhân sự (CPO)

Quản trị nhân sự ngày nay, đã thực sự trở thành một khoa học và nghệ thuật về con người. Ứng dụng những nghiên cứu thành công về quản trị nhân sự, là một hành động tất yếu, để phát triển bộ máy của các tổ chức, doanh nghiệp.

Nghề Quản lý nhân sự - Thấu hiểu từng con người trong tổ chức

(hieuhoc_hieuhoc.com): Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân viên được.  Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này.

Cùng chuyên mục