Vì sao thời trẻ cần phải lo học?

Theo một nghiên cứu của Mỹ, não của những người ở lứa tuổi trung niên không còn lanh lợi như thời trẻ bởi con người đã phải trải qua nhiều áp lực căng thẳng.

Ông lão đang tập trung học. (iStockphoto: Iain Sarjeant)

Các nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng khiến cho các tế bào thần kinh trong vùng não điều khiển khả năng học tập bị co lại và mất tính linh hoạt, nghĩa là mất khả năng hình thành ‘khớp thần kinh’ một cách nhanh chóng. Các động vật nhỏ tuổi có thể phục hồi chức năng này. Tuy nhiên, những động vật già hơn bắt đầu mất khả năng phục hồi khi bước vào lứa tuổi trung niên.

Nghiên cứu này giúp người ta hiểu biết nhiều hơn về quá trình lão hóa, đồng thời có thể giúp lý giải nguyên nhân vì sao khả năng học tập của một số người lại suy giảm nhanh hơn những người khác.

“Các nhà nghiên cứu cho rằng các tế bào thần kinh này có thể bị biến đổi theo tuổi tác. Hiện tượng ‘khớp thần kinh’ bị suy giảm khả năng mềm dẻo có tác động sâu sắc đến hiện tượng khả năng nhận thức bị suy giảm”, ông John Morrison thuộc Đại học Y Núi Sinai, người công bố nghiên cứu trên tạp chí ‘Neoroscience’, cho biết.

Ông Morrison và đồng nghiệp nghiên cứu chuột ở giai đoạn trẻ, trung niên và về già. Những chú chuột thí nghiệm được nhốt trong một khu vực kín vài giờ để kích thích việc sản sinh ra các hormone gây căng thẳng. Việc này khiến tế bào thần kinh vùng vỏ não trước trán – vùng não điều khiển chức năng học tập bị ảnh hưởng.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tìm hiểu những thay đổi trong một bộ phận của các tế bào thần kinh xương sống, tức loại tế bào hình thành các ‘khớp thần kinh’. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu nhận thấy tế bào thần kinh của chuột ở giai đoạn trẻ có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ chúng có thể thích nghi với những tình huống căng thẳng. Ở chuột trung niên, các tế bào thần kinh trong xương sống thay đổi không nhiều; tuy nhiên sự thay đổi này hoàn toàn không xảy ra ở chuột già.

Tuy nhiên, con người không mất đi kiến thức chuyên môn chuyên sâu nhờ học được thời trẻ, cũng như không mất đi những ‘khớp thần kinh’ hay mạch nối ổn định. (Hình unmc.edu)

Não của người lớn tuổi không thể tái kết nối


Theo ông Morrison, kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình lão hóa gây ra hiện tượng suy giảm đáng kể khả năng phản ứng của não với các yếu tố căng thẳng. Đây là một chức năng quan trọng trong quá trình học tập.

“Vùng vỏ não trước trán luôn tái kết nối trong quá trình con người trải nghiệm cuộc sống”, ông Morrison cho biết.

Tuy nhiên, não người già đã mất khá nhiều tế bào thần kinh xương sống và những tế bào còn lại phản ứng kém và thiếu linh hoạt trong các tình huống đòi hỏi tái kết nối.

“Não động vật già cỗi thường mất tính mềm dẻo do những trải nghiệm sống”, ông Morrison nhận xét.

Lúc đầu ông Morrison khá ngạc nhiên trước các phát hiện trong nghiên cứu nhưng sau đó ông nhận thấy những phát hiện này khá đúng với thực tế.

Ông Morrison cho biết việc học hỏi, ví dụ như học ngoại ngữ, của người già hoàn toàn khác với việc học hỏi của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, ông Morrison cho rằng con người không phải mất mọi thứ khi tuổi tác tăng lên. Theo ông, một trong những điều kỳ diệu nhất trong quá trình lão hóa là con người không mất đi kiến thức chuyên môn chuyên sâu cũng như không mất đi những ‘khớp thần kinh’ hay mạch nối ổn định.

Ông Morrison cho rằng phát hiện nghiên cứu có thể mở ra hướng tiếp cận mới trong quá trình tìm kiếm phương thức điều trị và bảo vệ não khỏi các hiện tượng suy giảm do quá trình lão hóa như bệnh Alzheimer.

“Nếu muốn hiểu rõ và điều trị một cách hiệu quả bệnh Alzheimer, chúng ta phải biết cách ngăn ngừa và việc này phải được thực hiện từ rất sớm”, ông Morrison nhận định.

Theo: Why learning gets tougher with age/(Bayvut.au)

Bài liên quan

Năng lực trí tuệ con người

Quan điểm về năng lực trí tuệ của con người, Howard Gardner, giáo sư môn giáo dục và môn trí lực của trường ĐH Harvard đưa ra những khía cạnh khác biệt và riêng lẻ về nhận thức, cho rằng người ta có những năng lực trí tuệ khác nhau và những cách thức hiểu biết khác nhau.   

Cùng chuyên mục