Nguyên nhân hình thành sóng thần tại Nhật?

Theo các nhà khoa học, sóng thần có thể hình thành khi các mảng địa tầng dưới đáy biển va chạm vào nhau gây nên động đất. Sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương xô vào mảng kiến tạo Bắc Mỹ và xuất hiện sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3.

Sức tàn phá của trận động đất kèm sóng thần chưa từng có tại Nhật Bản: Sân bay Sendai bị sóng thần quét qua. (Ảnh: AP)

Nguyên nhân khiến sóng thần xuất hiện sau động đất

Theo các nhà khoa học, sóng thần có thể hình thành khi các mảng địa tầng dưới đáy biển va chạm vào nhau vào gây nên động đất. Tuy nhiên, không phải mọi cơn địa chấn dưới đáy biển đều gây nên sóng thần. Giới chuyên gia nhận định sóng thần chỉ xảy ra sau động đất nhờ sự kết hợp của ba yếu tố sau: cường độ địa chấn, hướng dịch chuyển của mảng địa tầng và địa hình đáy biển. Khả năng hình thành của sóng thần sẽ rất thấp nếu sự va chạm giữa các mảng địa tầng xảy ra rất sâu so với đáy đại dương, mảng địa tầng chỉ dịch chuyển nhẹ theo phương thẳng đứng, mảng địa tầng dịch chuyển theo phương ngang.

Đáy biển chuyển động càng mạnh theo phương thẳng đứng thì độ cao của sóng thần càng tăng. Sức mạnh của sóng thần sẽ tăng tới mức khủng khiếp nếu tâm chấn của động đất nằm dưới đáy đại dương và mảng địa tầng dịch chuyển mạnh theo phương thẳng đứng. Khi lan truyền trên mặt đại dương, sóng thần thường đạt vận tốc gần bằng máy bay phản lực, nghĩa là từ 800 tới 1.000 km/h. Nhưng khi tới gần đất liền tốc độ của sóng thần giảm dần.

Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3

Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ (North American Plate) và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate), mảng kiến tạo Thái Bình Dương này dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm. Khi mảng địa tầng Thái Bình Dương đâm mạnh vào phía dưới mảng địa tầng Bắc Mỹ và đẩy mảng Bắc Mỹ lên phía trên, sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường đứt gãy này là nguyên nhân cơn địa chấn hôm 11/3 và khiến một lượng nước khổng lồ trồi lên với sức mạnh khủng khiếp.

Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/h. Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng càng tăng, và sóng cao ngất tràn lên bờ cũng vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau. Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên đã ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ.

Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ (North American Plate)và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate).

Trong một khu vực được gọi là “rãnh Nhật Bản” (Japan TRench), mảng kiến tạo Thái Bình Dương (Pacific Plate) dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm.

Cơn địa chấn hôm 11/3 là kết quả của sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường đứt gãy. Mảng địa tầng Thái Bình Dương đâm mạnh phía dưới mảng địa tầng Bắc Mỹ và đẩy mảng Bắc Mỹ lên phía trên.


Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng địa tầng Bắc Mỹ khiến một lượng nước khổng lồ phía trên nó trồi lên với sức mạnh khủng khiếp.

Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/h.


Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng càng tăng, và sóng cao ngất tràn lên bờ cũng vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau. Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên đã ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ.

Theo: (Đồ họa: Cục Địa chất Mỹ/VNE)

Bài liên quan

Làm gì khi xảy ra động đất?

Động đất xảy ra hàng ngày trên trái đất nhưng hầu hết đều ở mức độ nhẹ, không gây ra thiệt hại và đa số chúng ta đều không cảm nhận thấy động đất. Thực tế chỉ những trận động đất có cường độ từ 3 độ richter trở lên con người mới có thể cảm nhận được và chỉ có những trận động đất lớn hơn 5 độ richter mới bắt đầu gây ra thiệt hại.

Cùng chuyên mục