Khái niệm, bản chất công nghệ đám mây (Cloud computing) không còn mới với giới công nghệ thông tin nhưng với người sử dụng, công nghệ này còn quá “mơ hồ bồng bềnh” như chính cái tên của nó.
Ông Dương Văn Thịnh, chuyên gia đang làm viêc tại Microsoft Việt Nam đã diễn giải sơ lược về công nghệ đám mây như sau.
Một cách hiểu đơn giản nhất về công nghệ đám mây?
Trước đây, để lưu trữ thông tin, giải pháp… cá nhân hay công ty phải có thiết bị lưu trữ (ổ cứng) hay máy chủ hoặc đi thuê máy chủ tại các trung tâm dữ liêu. Dù riêng hay thuê, người sử dụng đều biết thông tin đó được cất giữ ở địa chỉ cụ thể. Từ khi công nghệ đám mây ra đời, không ai biết nó được cất ở đâu, chỉ biêt nó lang thang đâu đó… trên trời! Cái tên “công nghệ đám mây” xuât phát từ đó. Hiện có hai mô hình về công nghê đám mây là riêng và công cộng. Mô hình “riêng” được hiểu là cung cấp dịch vụ trong nội bộ quốc gia, còn “công cộng” là cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu.
Công nghê đám mây sẽ thay đổi hành vi của người tiêu dùng như thế nào?
Với người sử dụng, mô thức tồn tại của công nghê đám mây là cho thuê các ứng dụng, giải pháp, phần mềm, cho thuê “kho” để lưu trữ dữ liệu. Sau khi trả môt khoản phí nào đó, người sử dụng sẽ được cấp mật mã đăng nhập vào địa chỉ web của nhà cung câp dịch vụ để mở các ứng dụng hay phần mềm nào đó. Với các dịch vụ tồn tại trên nền công nghê đám mây, người dùng sẽ không cần mua, tải về và cài đặt những phần mềm trên máy của mình như hiện nay chúng ta đang làm.
Khi nói về “đám mây”, nhiều người cho rằng, tốc độ băng thông internet sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vào “đám mây” vô hình nào đó?
Chỉ đúng một nửa. Một nửa ở đây thuộc về nhà cung cấp dịch vụ vì họ phải nghĩ đến chuyện: thời điểm nào đó sẽ có nhiều khách hàng cùng truy cập vào một ứng dụng nào đó. Tiên liệu tình huông này, nhà cung câp dịch vụ phải băng thông phải đủ lớn. Còn về phía người sử dụng, công nghê trên sẽ không có cải thiện về tốc độ, dung lượng băng thông internet mà do đăng ký gói cước tốc độ tương ứng.
Lợi ích của công nghệ đám mây?
Một công ty sẽ có một máy chủ hoặc nhiều máy, tùy theo nhu cầu sử dụng. Như vậy, phải có một trung tâm điều khiển. Không chỉ tốn chi phí lương cho những ai làm việc tại trung tâm đó, còn tốn tiền để mua bản quyền phần mềm, mua sắm thiêt bị thay thế… Khi sử dụng công nghê đám mây, công ty sẽ tiêt kiệm một khoản tiền khá lớn vì phí sử dụng dịch vụ không bao giờ cao hơn phí mua bản quyền.
Cá nhân hoặc công ty (kể cả tập đoàn) có thể triển khai công nghệ đám mây để dùng riêng được không?
Về lý thuyêt là được nếu như có đủ tiền để đầu tư hệ thống công nghê. Ước tính, để xây dựng một trung tâm dữ liệu ứng dụng công nghê đám mây chỉ chạy những ứng dụng cơ bản, cần phải có ít nhât từ 5 – 7 triệu USD. Vì chi phí cao, cơ chế vận hành phức tạp nên các nhà phát triển chỉ khuyến khích các công ty công nghê có đủ tiền và đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm đối tác để phát triển công nghệ đám mây.
Người ta đã nghĩ về công nghệ đám mây từ bao giờ?
Nếu nói chính xác là từ khi chiếc máy tính ra đời, đã nghĩ đến công nghê đám mây. Cách đây 10 năm, khái niệm công nghệ đám mây mới được đề cập trực tiếp. Từ năm 2005, công nghê đám mây đã được khai thác trên thế giới.
Còn tại Việt Nam, công nghệ đám mây đã được vận dụng như thế nào?
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 7 công ty triển khai dịch vụ trên nền công nghê đám mây. Được biết, hiện có 3 công ty đã hoàn thiện hạ tầng công nghê. Sao Khuê chuyên cung câp giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP). VNTT (liên doanh giữa Becamex (Bình Dương), tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT và ngân hàng phát triển và đầu tư Việt Nam – BIDV) sắp cung cấp giải pháp quản trị khách hàng (CRM). FPT sẽ nhắm vào việc cung cấp hạ tầng, dịch vụ dữ liệu…
Microsoft phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam
Tập đoàn Microsoft (Mỹ) sẽ cung cấp một số sản phẩm điện toán đám mây cho thị trường Việt Nam vào cuối năm nay. Đây là kết quả ban đầu trong thỏa thuận hợp tác phát triển công nghệ điện toán đám mây của Microsoft, đã được hãng ký kết với tập đoàn FPT vào tháng 5.2010.
Thông tin trên đã được ông Dương Dũng Triều, Giám đốc điều hành FPT IS cho biết tại hội thảo “Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây” do Microsoft Việt Nam tổ chức hôm 4.3 vừa qua tại TP.HCM.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, các doanh nghiệp đang tiến tới công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây để giảm tải việc quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và tập trung nhiều hơn vào chiến lược phát triển. Gartner dự đoán, đến năm 2012, sẽ có khoảng 80% trong 1000 doanh nghiệp được tạp chí Fortune bình chọn sẽ sử dụng những loại hình dịch vụ của công nghệ đám mây, 20% doanh nghiệp không sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng CNTT.
Trao đổi tại cuộc hội thảo, ông Andrew Pickup – Tổng giám đốc tiếp thị Microsoft châu Á – Thái Bình Dương nhận xét, điện toán đám mây hiện là xu thế CNTT số 1 trên thế giới. Nó có thể giúp thúc đẩy phát triển ngành CNTT của Việt Nam và sẽ là một trong những mũi nhọn kinh tế quốc gia. Ông còn cho biết thêm, Microsoft đã đầu hơn 10 tỷ USD để phát triển điện toán đám mây. Hiện nay, có tới 40 triệu người đang sử dụng gói sản phẩm Microft Office 365.
Theo: (Khoa giáo / SGTT/TNO)