Theo các con số thống kê, trung bình mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học ở Mỹ nợ trung bình 19.300 USD và họ thường thanh toán món nợ này từ 10 năm trở lên sau khi ra trường (nguồn: Báo USA Today 25.5.2007). Các sinh viên trường luật mắc nợ trung bình khoảng 100.000 USD còn sinh viên y dược sau khi ra trường thường mang món nợ trên 200.000 USD nhưng họ có thể thanh toán nhanh chóng nếu nỗ lực làm việc và tiết kiệm.
Phần 1: Tiết kiệm tiền bạc
Học 2 năm ở Community College, 2 năm ở University
Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu một kiểu du học Mỹ toàn thời gian, nhưng cũng theo kiểu “half and half”: học 2 năm đầu ở một trường đại học cộng đồng (Community College) rồi sau đó, chuyển tiếp 2 năm cuối ở một University liên thông với trường Community College. Dĩ nhiên là bằng cấp sẽ do University cấp. Các sinh viên nước ngoài, kể cả sinh viên Việt Nam khi đi du học tự túc, thường có khuynh hướng chọn một trường Community College thay cho một University vì 2 lý do. Thứ nhất là học phí ở các trường Community College thường rẻ hơn nhiều so với các University (có nhiều tiểu bang, học phí rẻ chỉ bằng 1/3). Thứ hai là điều kiện nhập học ở các Community College cũng dễ dàng hơn.
Học phí của Community College và trường công University nêu trên chỉ tính cho những cư dân sinh sống trong tiểu bang (in-state tuition); những người từ tiểu bang khác đến học hay sinh viên ngoại quốc thì học phí cao khoảng gấp 3 lần. Các trường thường tính sinh hoạt phí (bao gồm ăn, ở, di chuyển…) trung bình khoảng 1.000 USD/tháng, nhưng sinh viên biết “liệu cơm gắp mắm” sẽ tiết kiệm được nhiều.
Thật ra, việc học ở Community College hay University đều tốt cả. Hệ thống các trường ở Mỹ liên thông với nhau nên ta có thể học 2 năm đầu ở Community College để đỡ chi phí rồi sau đó chuyển qua University 2 năm cuối. Có điều cần chú ý là phải chọn những Community College nào đã được kiểm định (accreditation), rồi xem chương trình học, các môn học của Community College có trùng với những môn học ở University không. Học ở những trường đã được kiểm định thì tất cả những tín chỉ (credit) mình nhận được sẽ dễ dàng được chấp nhận ở các trường khác. Ở Mỹ có gần cả chục ngàn trường đại học nhưng chỉ có khoảng 3.000 trường được kiểm định, tức được công nhận chất lượng bảo đảm tối thiểu. Sinh viên học ở các trường được kiểm định có thể chuyển đổi trong các trường được kiểm định và có lợi thế khi tốt nghiệp kiếm việc làm. Thí dụ một sinh viên đang học ngành kế toán ở Aims Community College, đến năm thứ 3 thì xin chuyển lên Colorado State University (CSU) cùng ngành kế toán và khi học hết chương trình năm thứ 4 thì CSU sẽ cấp bằng vì các trường này đều đã được kiểm định. Nếu như sinh viên đó theo học ở một Community College không được kiểm định thì CSU hoặc các trường khác sẽ không cho học tiếp, xem như phí thời gian và tiền bạc. Còn nếu cứ học tiếp để lấy bằng ở một trường không được kiểm định thì sau này sẽ gặp khó khăn khi đi xin việc làm hoặc học tiếp lên cao học. Thông thường, tiêu chuẩn các trường Community College nhận sinh viên dễ dàng hơn là các University và thường là những người không đủ trình độ tiếng Anh thì xin vào Community College vì các trường này có chương trình ESL dành cho sinh viên quốc tế trau dồi tiếng Anh.
Vào đại học của người da đen
Theo các con số thống kê, trung bình mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học ở Mỹ nợ trung bình 19.300 USD và họ thường thanh toán món nợ này từ 10 năm trở lên sau khi ra trường (nguồn: Báo USA Today 25.5.2007). Các sinh viên trường luật mắc nợ trung bình khoảng 100.000 USD còn sinh viên y dược sau khi ra trường thường mang món nợ trên 200.000 USD nhưng họ có thể thanh toán nhanh chóng nếu nỗ lực làm việc và tiết kiệm.
Trước đây, nhiều trường đại học truyền thống của người da trắng đã không nhận sinh viên da đen nên vào giữa thế kỷ 19 đã hình thành trường đại học da đen đầu tiên. Sau này, các trường da trắng đã mở rộng cánh cửa thu nhận sinh viên da đen. Thế mà nay, do ở các trường đại học da đen điều kiện xin học bổng dễ dàng hơn, tiền học phí rẻ hơn khoảng 10.000 USD cùng những chương trình mới nên đã hấp dẫn nhiều sinh viên da trắng xin vào học. Những trường đại học da đen nay đã có văn phòng phụ trách sinh viên thiểu số giống chức năng của các trường đại học da trắng. Theo Hiệp hội Quốc gia về cơ hội đồng đều và học vấn cao hơn (NAEOHE) thì hiện có khoảng 100 trường đại học dành cho người da đen với sĩ số sinh viên da trắng chiếm khoảng 10%.
Vì vậy nên việc xin vào học ở các trường đại học của người da đen hiện nay được xem là một cách tiết kiệm tiền bạc mà vẫn thủ đắc một nền giáo dục Mỹ. Một yếu tố nữa cũng cần xem xét, đó là môi trường, là địa điểm khu vực đại học mà mình sắp du học có “dễ sống” hay không, vì thông thường, sau năm học đầu tiên, sinh viên có thể kiếm việc làm thêm, nhất là những việc liên quan đến chuyên ngành của mình. Chúng tôi sẽ có dịp giới thiệu với các bạn về sinh hoạt học tập và cách kiếm tiền thêm của sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ trong một bài khác. Trên đây, chúng tôi chỉ mới nói đến tiết kiệm tiền học phí (tuition). Khi du học, còn rất nhiều khoản chi khác. Tuy nhiên, với kiểu “tằn tiện con nhà nghèo” của người Việt chúng ta, hầu hết sinh viên có chí đều vượt qua được. (Còn tiếp)
Lâu nay, ở Việt Nam chúng ta hay ở nhiều nước khác cũng đã hình thành hình thức du học tại chỗ – tức học theo kiểu “half and half”, học một nửa thời gian trong nước, một nửa thời gian ở nước ngoài và bằng cấp được nước ngoài cấp theo hợp đồng hợp tác giữa 2 trường đại học với nhau.
So sánh tiền học phí trung bình cho mỗi năm học (niên khóa 2005-2006) ở Mỹ
– Community college: 2.191 USD/năm
– University (trường công): 5.491 USD/năm
– University (trường tư): 21.235 USD/năm
(Nguồn: The College Board, Trends in College Pricing)
Thạc sĩ Lê Đình Bì (từ California)
(Xem tiếp Phần 2: Tiết kiệm thời gian)