Câu chuyện truyền thuyết gắn với Thăng Long

Thành Thăng Long xưa gọi là Long Biên, hồi thượng cố không có người ở. Vua Thái tổ nhà Lý chèo thuyền ở bên sông Nhĩ Hà, có hacốnn rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy.

Xưa, ở phía Tây thành Thăng Long, có hòn núi đá nhỏ, phía Đông gối lên cái hang ở dưới chân núi Lô Giang. Trong hang có con cáo trắng chín đuôi, sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, biến hóa vạn cách, thành người hoặc thành quỷ, đi khắp dân gian.

Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Man bắc cây kết cỏ làm nhà. Trên núi, có vị thần rất linh thiêng, người Man thường thờ phụng. Thần dạy người Man trồng lúa, dệt vải, may trắng mà mặc, cho nên gọi là Bạch y man.

Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Man cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào hang núi. Người Man rất khổ sở.

Lạc Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy. Quân thủy phủ đuổi theo, phá hang, bắt cáo mà ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu, gọi là “Đầm xác cáo” (tức Hồ Tây ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu khí.

Cánh đồng quanh Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt, làm ăn nay gọi là Hồ Động (Hang Cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa gọi là Lỗ Khước Thôn.

Cùng chuyên mục