Mục đích sống và làm thế nào đạt được điều đó?

Mục đích sống và làm thế nào đạt được điều đó? – Điều mà hầu hết những bạn trẻ vẫn tỏ ra băn khoăn, trăn trở trước ngưỡng cửa cuộc đời.

“Người có tài thì trước sau gì cũng được trọng dụng dù có nhiều khó khăn hay biến động” (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp ảnh lưu niệm với các thủ khoa/Ảnh: TPO)

Sáng 21-8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi trò chuyện cùng các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội.

“Đã là công dân Việt Nam thì phải có lòng yêu nước, biết sống vì nhân dân, phụng sự Tổ quốc”, mở đầu buổi giao lưu, Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhắn nhủ tới các thủ khoa, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các thủ khoa không chỉ là công dân tốt mà phải là công dân có đức, có tài. Các thủ khoa phải cố gắng không sao nhãng để tuột mất thời gian quý báu của tuổi trẻ, phải tiếp tục học tập, nghiên cứu nhiều hơn nữa và trở thành nhân tố tích cực để xây dựng một xã hội học tập, một nền kinh tế tri thức phát triển.

Ông mong muốn các thủ khoa phải biết suy nghĩ cao hơn, xa hơn: “Để xứng đáng với chính bản thân mình, gia đình và xã hội, các thủ khoa còn phải nỗ lực rèn luyện rất nhiều, vượt qua được mọi thử thách, phải có ước mơ, hoài bão, khát vọng sống. Người có tài thì trước sau gì cũng được trọng dụng dù có nhiều khó khăn hay biến động”, ông Hùng khẳng định.

Biết suy nghĩ xa hơn

Đây là năm thứ chín liên tiếp TP Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt và tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp (đã có gần 900 thủ khoa được tuyên dương qua các năm).

Năm nay, 112 thủ khoa được vinh danh, nhận bằng khen, cúp biểu trưng, quà của UBND thành phố trao tặng. Trong số các thủ khoa có nhiều người là đảng viên, sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật; 26 thủ khoa có điểm trung bình toàn khóa trên 9,0; 54 thủ khoa là cán bộ nòng cốt trong hoạt động Đoàn, Hội…

Mai Văn Chung, thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra ĐH Xây dựng, cho biết, bạn sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Hồi nhỏ, vì cuộc sống khó khăn, Chung chỉ mong được học để giúp thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, khi học xong ĐH, với vị trí thủ khoa, Chung thay đổi nhận thức, xác định rõ mục đích sống của mình phải trở thành người có ích cho xã hội.

Thủ khoa ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Thị Phương Nhung chia sẻ sau khi ra trường sẽ trở thành giáo viên, làm nhiều công việc giúp ích cho xã hội. Phạm Ngọc Huyền, thủ khoa Học viện Hành chính, trăn trở việc góp phần cải cách hành chính.

Các thủ khoa trong ngành lực lượng vũ trang bày tỏ mục tiêu, lý tưởng trong bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Nhiều thủ khoa mong muốn được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện, quan tâm hơn nữa…

·Chủ tịch Quốc hội cho biết, hồi trẻ ông thích ngành xây dựng nhưng khi học về tài chính, ông nỗ lực học tập, nghiên cứu và rồi cũng thấy ngành tài chính rất hay. Ông cho biết, khi công tác ở bất kỳ vị trí, lĩnh vực nào, ông cũng đều cố gắng hết mình để hoàn thành tốt, từ chỗ không thích ngành tài chính ông trở thành Bộ trưởng Tài chính.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, để đến đích phải biết ước mơ, suy nghĩ xa hơn, và quan trọng hơn là ý chí, sẵn sàng dấn thân để vượt lên khó khăn.

Theo: (GD&TD)

Bài liên quan

Tin vào bản thân và tìm thành công!!

(hieuhoc_hieuhoc.com) Sự tự tin là vô cùng quan trọng ở hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta và nhiều người cố gắng để có được nó. Nhưng điều này lại là một vòng luẩn quẩn, những người thiếu tự tin khá khó khăn để trở thành tự tin vì họ không thể tin rằng mình sẽ đủ tự tin. 

Nhân cách: Sự thành công và lòng tự trọng.

(Hiếu học). Điều người ta quan tâm là sự thành công của bạn, thành công càng lớn thì sự quan tâm càng nhiều. Đúng, nhưng tự bản thân, sự thành công chỉ có ý nghĩa khi nó được phát xuất cùng với lòng tự trọng, đó là nhân cách.      

Cùng chuyên mục