Kinh nghiệm thi ĐH, CĐ cho thí sinh khối A

Trong số gần 2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm nay, có đến hơn 1 triệu hồ sơ đăng ký thi khối A (toán, lý, hóa). Từ kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi, các giáo viên giúp cho thí sinh những lời khuyên bổ ích trước khi bước vào kỳ thi.

Khi làm bài ba môn Toán, Lý, Hóa, nên làm bài dễ trước để có một số vốn rồi mới làm bài khó. Riêng đối với môn Toán thi tự luận, nếu làm 5-10 phút mà không nghĩ ra hướng giải thì nên chuyển ngay sang giải bài khác, khi còn thời gian thì quay lại làm tiếp. (TS làm bài thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch)

Môn Toán:Thí sinh thường hay phạm các lỗi sau trong khi làm bài thi:

– Không đọckỹ đề và thế sai dữ liệu. Ví dụ, trong câu khảo sát hàm, đề bài yêu cầu thế m = – 1, có nhiều em đã thế m = 1. Dù bài làm hoàn toàn đúng với m = 1 nhưng vẫn bị 0 điểm câu đó.

– Quên đặt điều kiện để hàm số xác định. Ví dụ, phương trình là vô nghiệm nhưng có TS vẫn nhận x = 2 là nghiệm.

– Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Ví dụ: Tìm m để phương trình x4 + x2 + m = 0 (1) có đúng 2 nghiệm Î (0, 1).

Đặt t = x2³0 ; (1) thành t2 + t + m = 0(2)

Phương trình (1) có đúng 2 nghiệm Î (0, 1) chứ không phải phương trình (2). Ta có yêu cầu bài toán Û (2) có đúng 1 nghiệm Î (0,1).

Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Ví dụ: x3 – 8 = (x – 2) (x2 + 5x – 7)
Û(x – 2) (x2 + 2x + 4) = (x – 2) (x2 + 5x – 7)
Û x – 2 = 0 v x2 + 2x + 4 = x2 + 5x – 7
Û x = 2 v 3x = 11

Thí sinh không nên bỏ 2 dòng trung gian để khi cần thì có thể kiểm tra lại dễ dàng. Và khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) nhớ đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương.

– Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn.

– Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng.

– Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số thí sinh vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai. Ví dụ: y’ = – x2 + 5x – 4, thí sinh thường quen với dạng trong khoảng (1, 4) là đạo hàm âm nhưng ở đây đạo hàm dương “x Î(1, 4).

Môn Hóa: Đừng quá sa đà vào bài toán khó

Vì hóa học là môn thi trắc nghiệm với 50 câu trải rộng chương trình nên thí sinh phải có nhiều kiến thức.

Đề thi thường bao gồm: 5 câu giáo khoa chỉ mang tính cách học thuộc lòng, 10 câu giáo khoa có tính cách suy luận được rút tỉa từ sự tổng hợp các dữ liệu, đó là bài toán nhưng không có con số, 10 câu tính toán đơn giản không quá cầu kỳ. Ở 3 phần này, nếu các em chuẩn bị kỹ càng đã đạt 5 điểm.

25 câu còn lại sẽ quyết định vào các trường ở tốp trên. Phần này thí sinh phải rèn luyện nhiều để có sự nhạy bén và tiết kiệm thời gian để chọn đáp án đúng. Trong phần này có 80% bài toán liên quan đến oxy hóa – khử nên cần chú ý đến bảo toàn electron.

Đừng quá sa đà vào các bài toán quá khó vì nếu giải được cũng chỉ được 0,2 điểm cho mỗi câu. Thí sinh nên tập trung giải quyết các câu mà mình có khả năng, chỉ cần 30 câu là các em đã có 6 điểm chắc chắn, phần còn lại các em chọn ngẫu nhiên.

Môn vật lý: các bước giải đề thi

Giải các câu thuộc về giáo khoa trước, lần lượt đến các thứ tự sau: Phần hạt nhân, vi mô, vĩ mô; phần quang lý; mạch dao động, sóng cơ học; dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn; dòng điện xoay chiều.

Thí sinh cần làm bài theo phương pháp: Những bài dễ, bài có thời gian giải ngắn và những bài có công thức thuộc về dạng đó thì giải trước. Những bài lạ và có tính chất tự luận, nếu dư thời gian thì mới giải. Những bài lập phương trình dao động điều hòa, lập phương trình sóng hay tổng hợp dao động thì nên xem các phương án trả lời để có thời gian giải nhanh nhất. –Theo: (Giáo Dục/TNO)

=>> Thí sinh lưu ý để đạt điểm cao Toán, Lý, Hóa. Nguyên tắc chung của đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 vẫn bám sát chương trình và sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12. Nhưng vẫn có nhiều điểm thí sinh cần phải đặc biệt lưu ý để đạt điểm cao ở từng môn thi.

Bài liên quan

Kỹ năng, phương pháp làm bài thi

(hieuhoc_hieuhoc.com) Phương pháp làm bài và đạt điểm cao là một kỹ năng có được nhờ rèn luyện. Thiếu kiến thức về kỹ năng này, một thí sinh học lực khá giỏi cũng có thể phải nhận điểm số kém cỏi. Sau đây là tóm lược phương pháp căn bản để làm một bài thi tự luận hoặc trắc nghiệm.  

Để đạt điểm cao khối A.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để đạt điểm cao khi thi khối A với cả 3 môn Toán – Lý – Hóa là mong muốn của tất cả các thí sinh. Sau đây là chia sẻ bí quyết của một thủ khoa 30 điểm khối A kỳ thi ĐH 2009. 

Những lưu ý để đạt điểm cao môn toán.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Các bạn cần bình tỉnh khi gặp các bài toán đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức. Nên đọc kỹ đề, phân tích các giả thiết, các kiến thức liên quan đến giả thiết và kết luận để tìm ra mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận, từ đó đề ra các hướng giải cho bài toán. Thực hiện các hướng giải đã đưa ra và chọn lời giải tốt nhất.

Để làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để làm tốt bài thi môn Hóa học, các bạn cần lưu ý: Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững trọng tâm từng bài, nhận ra sự liên hệ kiến thức giữa các bài để trả lời những câu hỏi loại tổng hợp. Và biết cách giải toán, để có thể giải nhanh, gọn, chọn ra phương án đúng:

Để thi tốt môn Vật lý.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Theo cấu trúc đề thi (trắc nghiệm) môn Vật lý năm 2010 của Cục Khảo thí và kiểm định giáo dục (Bộ GD-ĐT) thì đề thi tốt nghiệp THPT gồm có 40 câu, trong đó phần đề chung gồm 32 câu và phần riêng gồm 8 câu cho mỗi chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Đề thi tốt nghiệp THPT - Giáo dục thường xuyên cũng gồm 40 câu nhưng không có phần riêng. Đề cho tuyển sinh ĐH – CĐ gồm 50 câu, 40 câu cho đề chung và 10 câu tự chọn theo phần riêng. 

Cùng chuyên mục