Ngành Sư Phạm đã qua thời kỳ vàng son?

Ngành Sư Phạm đã qua thời kỳ vàng son? Phải chăng vì sự quay lưng của học sinh giỏi khiến điểm chuẩn đầu vào
của các trường sư phạm thả dốc dần?

Cơ hội được đứng trên bục giảng của sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm hiện nay
rất khó khăn. (Ảnh Phapluattp)

Điểm chuẩn liên tục giảm

Liên tục trong những năm gần đây, mùa tuyển sinh năm nào, các trường Sư Phạm (SP) cũng phải chứng kiến lượng hồ
sơ và điểm chuẩn giảm mạnh.

Là “lò đào tạo” ngành SP nổi tiếng trong cả nước nhưng Trường ĐHSP Hà Nội cũng là trường có tốc độ “rơi tự do”
của điểm chuẩn nhanh nhất.

Điểm chuẩn vào các ngành chủ chốt của trường năm 2010 như SP Toán là 21, SP Vật lý: 19, SP Sinh: 16,5, SP Văn:
20, SP Địa lý: 17 điểm.

So với năm 2005, điểm chuẩn vào các ngành này đã giảm rất mạnh. Giảm nhanh nhất là ngành SP Sinh học, từ 25
điểm (năm 2005) xuống còn 16,5 điểm (năm 2010), giảm hẳn 8,5 điểm. Các ngành khác đều giảm ít nhất từ 2 đến 6
điểm.

Năm 2008, Trường ĐHSP Hà Nội vẫn nhận được 24.000 hồ sơ đăng ký dự thi. Đến năm 2010, con số này đã giảm xuống
còn 17.000 bộ.

Trong những điểm thu hồ sơ trên cả nước, hầu như các trường sư phạm luôn là trường bị xếp vào nhóm có lượng hồ
sơ thưa vắng nhất.

Không những thế, số lượng hồ sơ nộp vào sư phạm của học sinh chuyên ở Hà Nội rất ít.

Ngay cả trường THPT chuyên của ĐHSP Hà Nội năm nay cũng chỉ có 29 hồ sơ nộpvào ngành sư phạm. Chủ yếu hồ sơ từ các trường này đổ hết vào Kinh tế, Ngoại thương và Bách khoa.

Bà Nguyễn Thị Tĩnh, hiệu phó ĐHSP Hà Nội cũng cho biết, sinh viên của trường phần lớn từ các tỉnh và vùng nông
thôn khác.

Không chỉ ở ‘máy cái” ĐHSP Hà Nội, đây còn là “số phận chung” của các trường sư phạm trong cả nước.

Những trường “top đầu” của ngành cũng là những trường có điểm chuẩn giảm mạnh nhất và liên tục theo từng
năm.

Những ngành đào tạo khoa học cơ bản và quan trọng trong chương trình phổ thông như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh,
Địa, Sư phạm tiểu học, Sư phạm mầm non… cũng là những ngành có điểm chuẩn giảm mạnh nhất.

Thậm chí, ở ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2,ĐHSP Huế…, quy mô đào tạo “phình” ra với các ngành đào tạo cử nhân
không thuộc chuyên ngành sư phạm nhưng lại “teo tóp” lại ở chính nhóm ngành chính của mình.

Cùng với tư duy thực tế của người học, nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật đang dẫn đầu chất lượng đầu vào, ngành sư
phạm hiện tại không còn là nơi hội tụ của đa số những học sinh giỏi.

Nếu so với năm 1997, năm đầu tiên tuyển sinh ngành SP Toán lấy tới 27 điểm, các ngành thấp nhất cũng lấy điểm
chuẩn là 23-24, ngành SP Ngữ văn còn lấy 25 điểm thì thời kỳ vàng son của sư phạm hiện đang bị thả dốc dần, ngày
càng thấp chỉ còn hơn điểm chuẩn một chút.

Đặc biệt, nếu trước kia, ngành sư phạm thu hút rất nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế nộp hồ sơ xét tuyển
thẳng thì trong những năm gần đây, vị trí đứng đầu này phải nhường cho Trường ĐH Ngoại thương. Năm 2010, ĐH
Ngoại thương nhận được hơn 400 hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển. Theo thống kê sơ bộ, năm nay, con số này còn lớn
hơn nữa. Trong khi đó, năm nay, ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ có 131 hồ sơ, ĐH Sư phạm TP.HCM càng hiếm hoi hơn nữa, chỉ
có 11 hồ sơ được ưu tiên xét tuyển.

Điểm chuẩn một số trường SP từ năm 2005 trở lại đây:

Ngành

ĐH Sư phạm Hà Nội 1

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

ĐH SP Huế

ĐH SP T.P HCM

2005

2006

2009

2010

2005

2006

2009

2010

2005

2006

2009

2010

2005

2006

2009

2010

SP Toán

25.5

25

22

21

23,5

22,5

18

17

23.5

18.5

17,5

17

25,5

23,5

21

19

SP Vật Lý

26

21,5

21,5

19

25,5

20

18

17,5

18.

18.5

15,5

15,5

24

19,5

18,5

17

SP Sinh học

25

22

20

16,5

23,5

21

17

17

22

15.5

14

16

20

19

18

16

SP Ngữ Văn (khối C)

23

21,5

23

20

20

20

21

19,5

19

18.5

18.5

16,5

17,5

17,5

19

16,5

SP Lịch Sử (khối C)

22.5

22,5,

22,5

20,5

Không mở ngành đào tạo SP

19

17.5

19

16

16

18

18

15

SP GD Đặc biệt

17

17.

C/D1: 18/15

15

Không mở ngành đào tạo SP

14

14

14

14

SP Tiếng Anh/ Ngoại ngữ

28

28

28

21,5

27,5

28.5

26,5

26

SP GD Mầm non

19

19,5

18,5

18

16,5

17

M: 15

M: 16

14

14

13,5

13,5

18

17

15,5

16

SP GD Tiểu học

20

22

17,5

19

A/C: 21,5/20

A/C: 21/20

M: 17

M: 16.5

15

17

14

D/C16/18.5

15,5

A/D1: 17/18,5

15,5

15,

Chưa cần báo động

Đứng trước hiện thực là thu nhập từ ngành sư phạm hiện tại nói chung không đủ cho cuộc sống của các giáo viên,
ngành có thể quay trở lại thời kỳ lưu truyền câu nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, xã hội có nỗi lo
lắng lớn hơn là sẽ thiếu đi những giáo viên thực sự có chuyên môn tốt, có đam mê với nghề.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các trường sư phạm cho rằng: điểm đầu vào như vậy chưa phải là đáng báo
động.

Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội thì hiện nay điểm chuẩn vào các khoa của trường như vậy
không phải là thấp.

ĐHSP Hà Nội vẫn thuộc top những trường lấy điểm chuẩn cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trường, ngành học mở
ra và thí sinh có rất nhiều lựa chọn. Thí sinh thi vào sư phạm ít hơn cũng là dễ hiểu.

Tuy nhiên, bà Tĩnh cho biết, ở trường sư phạm rất may mắn bởi vẫn có những sinh viên thực sự yêu thích, có đam
mê nghề giáo và năng lực rất tốt. Nhờ chính sách miễn học phí, trường vẫn thu hút được những học sinh vượt khó ở
các vùng quê nghèo.

Theo thầy Nguyễn Văn Hiền, giảng viên khoa SP Sinh học, điểm chuẩn chỉ là một căn cứ tương đối vì phụ thuộc
nhiều vào đề thi của từng năm. Đề dễ hay khó cũng làm điểm chuẩn tăng lên hay giảm đi. Với điểm chuẩn như vậy,
hiện tại ĐHSP Hà Nội vẫn tạm hài lòng với chất lượng đầu vào.

Bà Tĩnh tâm sự: “Nghề nào cũng có cái hay và cũng có thời của nó. Hiện tại, thu nhập và đầu ra là hai nguyên
nhân quan trọng cản trở đầu vào của sư phạm. Nhưng trong xã hội, sư phạm là nghề rất quan trọng và có sự ổn định
cao. Xã hội vẫn luôn dành cho sư phạm một mối quan tâm đặc biệt nên chắc chắn trong tương lai, ngành giáo dục sẽ
còn phải đổi mới rất nhiều.”

Một số lãnh đạo khác thì nhìn nhận rằng, điểm chuẩn giảm là điều đáng lo ngại. Nhưng qua điểm chuẩn và những
hiện tượng quay lưng với nghề giáo viên để lo ngại về thế hệ giáo viên tương lai là chưa đầy đủ. Bởi vì, quan
trọng hơn cách tuyển sinh nói chung và đặc biệt cách tuyển sinh vào ngành sư phạm nói riêng vẫn chưa ổn và cần
phải nghiên cứu lại cho phù hợp hơn với đặc thù của ngành nghề.

Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục của ĐHQG Hà Nội: “Nếu chuyện thi cử, tuyển
sinh đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác thì điểm chuẩn trong những năm gần đây giảm sẽ là một thông số đáng báo
động, ảnh hưởng đến cả nền giáo dục. Nhưng thi cử lấy ghi nhớ là thước đo chủ yếu như hiện nay chưa phải là một
thước đo chuẩn xác về năng lực của một thí sinh, để có thể chọn ra một bộ óc thông minh hay một người có những
năng lực, thiên hướng phù hợp với nghề giáo viên.”

Bà Lộc nói thêm: “Ở nước ngoài, người ta phân khối theo năng lực mà nhóm nghề đòi hỏi, có năng lực đòi hỏi cả
tự nhiên và xã hội, hoặc cả xã hội và công nghệ, hay cả tự nhiên và công nghệ, chứ không phải phân theo kiến
thức khoa học tự nhiên hay kiến thức xã hội. Hiện nay, đối với nghề giáo viên, nếu thi và tuyển giáo viên theo
khối A, B, C, D… mới chỉ là định hướng cho giáo viên khối kiến thức sẽ giảng dạy cho tương lai chứ chưa phải
là định hướng nghề nghiệp cho người giáo viên.”

Như vậy, ở hiện tại, nghề sư phạm đang gặp khó khăn nhiều mặt trên con đường tìm kiếm những cá nhân tâm huyết,
có trình độ tốt để xây dựng hệ thống giáo dục mạnh mẽ. Nên việc thắt chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng đang được
các trường ủng hộ thực hiện.

Theo: (Giáo dục/Vietnamnet)

Bài liên quan

Nỗi lo đầu vào Sư phạm?

(Hiếu học). Số lượng thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường sư phạm ngày càng giảm. Những năm gần đây, số thí sinh ĐKDT vào các trường, ngành sư phạm ngày càng thấp. Đầu vào thấp, dự báo ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai!

Tuyển sinh 2010: Ngành Giáo dục – Sư phạm.

(Hiếu học). Hàng năm số thí sinh đăng ký dự thi vào ngành Sư phạm – Giáo dục khoảng hơn 20.000 hồ sơ. Khối Sư phạm gồm các môn: Toán, lý, hóa, sinh, ngữ văn, tin học… và khối Khoa học Giáo dục gồm: Giáo dục học, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lý…

Cùng chuyên mục