Ở Nhật Bản, nhu cầu học các chương trình sau đại học là khá lớn bởi xã hội và nền kinh tế Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là phần lớn các khóa học đào tạo sau đại học ở Nhật Bản không tuyển sinh đủ chỉ tiêu như đã dự kiến.
Giáo dục sau đại học nở rộ
Các chương trình sau đại học ở Nhật Bản tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây. Từ khi được Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép năm 2003 tới nay, đã có 130 trường đại học mở các chương trình đào đạo sau đại học.
Tốc độ tăng nhanh nhất là các khoa học đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Các chương trình đào đạo này ở rất nhiều lĩnh vực từ luật, quản trị kinh doanh cho tới y tế, giáo dục,..
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là phần lớn các khóa học đào tạo sau đại học ở Nhật Bản không tuyển sinh đủ chỉ tiêu như đã dự kiến.
Chính phủ Nhật Bản cho biết rằng gần một nửa các chương trình đào đạo sau đại học theo hướng chuyên nghiệp không thể tuyển đủ học viên như dự kiến, trừ ngành luật.
Đặc biệt, các khóa học thu hút ít học viên nhất là trong lĩnh vực giáo dục sư phạm.
“Các trường đại học Nhật Bản đã mở ra các chương trình học sau đại học mà không hề điều tra về nhu cầu của thị trường”, ông Kenichi Yoshida, một chuyên gia tư vấn tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, nhận xét. “Khi bắt đầu một khóa học, các trường đại học thường đánh giá chủ quan rằng họ sẽ tuyển sinh đủ sinh viên.”
Ở Nhật Bản, nhu cầu học các chương trình sau đại học là khá lớn bởi xã hội và nền kinh tế Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động có chuyên môn cao. Ngoài ra, một bằng cấp cao cũng giúp người lao động kiếm được những công việc ổn định và có mức lương hấp dẫn.
Giáo dục sau đại học – giải pháp cho bạo lực học đường
Việc mở ra các khóa học đào đạo sau đại học về giáo dục sư phạm cũng được coi là một giải pháp giúp giáo viên giải quyết tốt hơn các vấn đề học đường tại các trường Tiểu học và THCS ở Nhật Bản hiện nay.
“Chúng ta đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề học đường ở cấp phổ thông, như bạo lực học đường, trốn học và tỷ lệ học sinh ở lại lớp cao”, ông Tetsuya Kajisa, hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hyogo ở Osaka, nói. “Cùng với sự thay đổi của xã hội và cộng đồng, các vấn đề học đường cũng trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Vì thế, chúng ta cần nâng cao trình độ của các giáo hiện nay.”
Năm 2008, với sự chấp thuận của Bộ giáo dục Nhật Bản, 19 trường đại học của nước này đã mở các chương trình giáo dục sau đại học về giáo dục sư phạm, thu hút khoảng 700 học viên theo học. Một năm sau đó, 7 trường đại học khác cũng mở những khóa học tương tự.
Tuy nhiên, trong năm đầu tiên triển khai, có tới 8/19 trường không tuyển đủ chỉ tiêu đặt ra, một số trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu ban đầu. Một đánh giá của Bộ giáo dục Nhật Bản, sau đó, cho rằng nguyên nhân khiến các khóa học không tuyển đủ học viên là do các trường thiếu kỹ năng marketing về các khóa học của mình.
Ông Kajisa, chủ tịch Hiệp hội các trường đại học sư phạm, cho rằng cần phải rà soát trình độ của các giáo viên bậc phổ thông. Những giáo viên có bằng đại học sẽ được khuyến khích tham gia các khóa học sau đại học để nâng cao trình độ. Ông cũng đề nghị các trường tổ chức các khóa học này cùng cần được hưởng những chính sách ưu tiên từ chính phủ Nhật Bản.
Khuyến khích sinh viên sư phạm học cao học
Các trường đại học ở Nhật Bạn có những chính sách khuyến khích khác nhau nhằm tăng số lượng học viên tham gia các khóa học sau đại học về sư phạm.
“Chúng tôi đã giới thiệu lợi ích của các khóa học sau đại học với những sinh viên đang học năm cuối”, tiến sĩ Hirokazu Hirose, một giáo sư giảng dạy các chương trình sau đại học tại trường đại học Giáo dục Joetsu ở Niigata, cho biết.
Bên cạnh đó, trường đại học Joetsu cũng cam kết rằng những sinh viên sư phạm tham gia học sau đại học sẽ có nhiều cơ hội thực tập tại các trường Tiểu học và THCS.
Những giờ giảng bài của sinh viên tại các trường phổ thông sẽ được ghi hình và được thảo luận đánh giá cùng với giảng viên và các sinh viên khác.
Bằng những chính sách trên, số học viên đăng ký học các chương trình sư phạm sau đại học của trường Joetsu đã tằng từ 32 học viên vào năm 2008 lên 51 học viên trong năm 2009 và trong năm 2010, số học viên đăng ký là 60. Trong số những học viên theo học, rất nhiều người đã tham gia dạy học tại các trường phổ thông trong nhiều năm.
“Chương trình sau đại học giúp tôi nâng cao khả năng tổ chức cũng như kiến thức và kinh nghiêm”, thày giáo Kazuhiko Nishimura, 49 tuổi, đang theo học chương trình thạc sĩ tại đại học Sư phạm, nói. “Qua khóa học, tôi được cập nhật những nghiên cứu và những lý thuyết sư phạm mới nhất giúp hiểu và giải quyết tốt hơn các vấn đề học đường hiện nay.”
Tuy vậy, một số chuyên gia giáo dục của Nhật Bản cho rằng việc nâng cao trình độ và bằng cấp cho một bộ phận nhỏ giáo viên sẽ không thể giải quyết được các vấn đề học đường hiện này. Thay vào đó, Nhật Bạn phải có chính sách nâng cao trình độ giáo viên một cách toàn toàn diện và trên quy mô rộng.
Theo (New York Times/VNN)