Trúng tuyển ĐH: Lưu ý giấy tờ trước khi nhập học.

(Hiếu học) Theo Bộ GD & ĐT, khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường sẽ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận khu vực, đối tượng ưu tiên của thí sinh.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo, hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế. Bộ GD & ĐT cũng yêu cầu trước ngày 31/12/2010, các trường báo cáo Bộ kết quả kiểm tra.

Hân hoan (Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH 2010-Ảnh: GDVN)

Thí sinh trúng tuyển vào trường ĐH, CĐ cần nộp những giấy tờ sau đây:

– Học bạ; – Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. (Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra); – Giấy khai sinh; – Giấy triệu tập trúng tuyển; Hồ sơ trúng tuyển; – Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh…

Các giấy tờ quy định trên, các trường đều thu bản photocopy sau khi đã kiểm tra, đối chiếu với bản chính.

Các loại giấy tờ khác

Các loại giấy tờ khác như giấy báo dự thi và thẻ dự thi vào thời điểm này không còn giá trị. Chỉ có duy nhất phiếu ĐKDT số 2 là dùng để nhận kết quả thi, giấy chứng nhận điểm thi. Tuy nhiên nếu bị mất thì thí sinh hoàn toàn có thể dùng giấy tờ tùy thân dán ảnh hợp lệ khác để xuất trình thay thế. Những giấy tờ này không có bất kì ảnh hưởng nào đến kết quả thi.

Ngoài ra, đối với mỗi trường đã dự thi và đạt được điều kiện điểm sàn của Bộ GD & ĐT, thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận điểm thi số 1 và 2. Giấy này do chính các trường mà thí sinh đã dự thi cấp và có đóng dấu đỏ. Các loại giấy chứng nhận phô tô công chứng đều không có giá trị.

Kiểm tra sức khỏe trước khi nhập học

Trước khi được xét tuyển chính thức, sinh viên phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do các trường đại học tổ chức. Giấy khám sức khoẻ do Hội đồng khám sức khỏe của trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.

Bộ GD-ĐT quy định, ngày 15/10, các trường lập danh sách và công bố thí sinh trúng tuyển, khai giảng năm học chậm nhất vào ngày 30/10. Trước khi được xét tuyển chính thức, sinh viên phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do các trường đại học tổ chức. Giấy khám sức khỏe do Hội đồng khám sức khỏe của trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.

Nhập học trể phải có lý do

Theo lãnh đạo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết, thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD-ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD-ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.

Nguồn: (Gddt)

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục