Terence Tao đã bộc lộ năng lực toán học đặc biệt từ khi còn nhỏ và vì thế người ta gọi anh là thần đồng toán học, còn giáo sư John Garnett của ĐH Los Angeles, California (Mỹ) thì gọi anh là “Mozart của toán học”.
2 tuổi Terence Tao đã dạy toán và tiếng Anh cho cậu bé 5 tuổi. 13 tuổi, anh là người trẻ nhất cho đến nay giành huy chương vàng trong lịch sử các kỳ thi toán quốc tế. Năm 1992, khi mới 20 tuổi, anh nhận bằng tiến sĩ toán học.
Theo thông báo của Hội Toán học Mỹ số tháng 5/2010, Terence Tao (người Australia gốc Hoa) và Enrico Bombieri (người Italia) cùng được trao giải thưởng năm 2010 của Quỹ Vua Faisal với số tiền thưởng chung xấp xỉ 200.000 USD. Giải thưởng khoa học này luân phiên dành cho các lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý và sinh học.
Cả hai nhà toán học này trước đó đều đã được trao giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất trên thế giới dành cho các nhà toán học đặc biệt xuất sắc chưa quá tuổi 40 (người ta thường ví như giải Nobel dành cho toán học).
Bố của Terence Tao, ông Billy Tao, nói: “Nếu bạn chỉ nhanh chóng đi lên như một cái cột thì chắc chắn sẽ bị lung lay ở trên đỉnh và rồi đổ sụp xuống. Tôi có một mô hình kim tự tháp tri thức, với một cái nền rộng, sau đó kim tự tháp có thể lên cao hơn”. Billy Tao đã sắp xếp cho các giáo sư toán học làm thầy dạy con mình, nhờ đó mà Terence Tao thật sự là một thần đồng toán học và đã có một sự nghiệp tuyệt vời.
Sinh ngày 17/7/1975 tại Adelaide (Australia), bố mẹ đều là người Hoa, nhập cư từ Hong Kong vào Australia. Bố là bác sĩ nhi khoa, mẹ nhận bằng cử nhân tại ĐH Hong Kong và từng là giáo viên toán bậc trung học phổ thông.
Bố anh kể nhờ xem các chương trình truyền hình Sesame Street mà Terence Tao biết số và chữ. Trong một cuộc gặp mặt gia đình khi mới 2 tuổi, Tao đã dạy toán và tiếng Anh cho một cậu bé 5 tuổi.
Nữ giáo sư Miraca Gross, một chuyên gia nghiên cứu về giáo dục tài năng tại ĐH New South Wales (Australia), đã viết hẳn một bản luận văn về Tao. Trong đó bà nhắc lại một kỷ niệm đáng nhớ của Tao khi chưa đầy 4 tuổi: “Cậu bé làm nhẩm trong đầu phép tính nhân các số có 2 chữ số, trong khi tôi một người đến để phỏng vấn cậu ấy, lại cần đến bút và giấy để kiểm tra lại kết quả”.
Bố của Terence Tao, ông Billy Tao, nói: “Nếu bạn chỉ nhanh chóng đi lên như một cái cột thì chắc chắn sẽ bị lung lay ở trên đỉnh và rồi đổ sụp xuống. Tôi có một mô hình kim tự tháp tri thức, với một cái nền rộng, sau đó kim tự tháp có thể lên cao hơn”. Billy Tao đã sắp xếp cho các giáo sư toán học làm thầy dạy con mình, nhờ đó mà Terence Tao thật sự là một thần đồng toán học và đã có một sự nghiệp tuyệt vời.
Khi lên 8 tuổi Tao đã đạt 760 (trên 800) điểm môn Toán khi thi SAT và là một trong hai đứa trẻ duy nhất đạt trên 700 điểm trong lịch sử của chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của Johns Hopkins. Từ năm lên 9 tuổi anh đã theo học các bài giảng toán học ở bậc đại học.
Năm 1986, khi mới 10 tuổi, lần đầu tiên anh đã tham dự kỳ thi vô địch toán quốc tế (IMO) và liên tục trong 3 năm 1986-1988 anh đều tham gia cuộc thi toán nổi tiếng nhất thế giới này dành cho học sinh trung học phổ thông xuất sắc, giành được huy chương đồng, bạc và vàng.
Năm 13 tuổi, anh là người trẻ nhất cho đến nay giành huy chương vàng trong lịch sử IMO. Tao tốt nghiệp đại học, nhận bằng thạc sĩ tại ĐH Flinders (Australia) năm 17 tuổi. Năm 1992 anh giành được học bổng Fulbright để làm nghiên cứu sinh tại ĐH Princeton (Mỹ) và nhận bằng tiến sĩ khi mới 20 tuổi. Năm 24 tuổi anh được phong giáo sư thực thụ (full professor) của ĐH Los Angeles và là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của trường đại học này cho đến nay.
Tạp chí NewScientist ngày 22/8/2006 viết Terence Tao là nhà toán học trẻ nổi tiếng đến mức mà nhiều nhà toán học trên thế giới đều muốn lôi cuốn anh về bài toán của mình và anh trở thành một trong những ông thợ giải toán hợp tác đắc lực với các đồng nghiệp trên thế giới. Giáo sư C. L. Fefferman, người được nhận giải thưởng Fields, nói: “Nếu bạn bị bế tắc trong một bài toán, một trong những cách giải quyết là tìm cách lôi cuốn Terence Tao”.
Anh nghiên cứu nhiều lĩnh vực của toán học như giải tích điều hòa, phương trình vi phân đạo hàm riêng, tổ hợp, lý thuyết số, xử lý tín hiệu. Năm 2004, Ben Green và Terence Tao công bố một tiền ấn phẩm chứng minh sự tồn tại của cấp số cộng có độ dài bất kỳ của các số nguyên tố và nhờ đó anh được trao huy chương của Hội Toán học Australia.
Năm 2006, khi mới 31 tuổi, tại đại hội toán học quốc tế lần thứ 25 ở Madrid, anh là một trong những người trẻ nhất, người Australia đầu tiên và là giáo sư đầu tiên của ĐH Los Angeles giành được giải thưởng Fields vì những đóng góp to lớn của anh cho lý thuyết phương trình đạo hàm riêng, tổ hợp, giải tích điều hòa và lý thuyết số cộng tích.
Tao hiện là viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh, Viện Hàn lâm khoa học Australia, Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Mỹ… Terence Tao đang sống với vợ người Hàn Quốc Laura Kim Tao và con trai William Kim Tao tại Los Angeles (Mỹ).
Bố của Terence Tao, ông Billy Tao, nói: “Nếu bạn chỉ nhanh chóng đi lên như một cái cột thì chắc chắn sẽ bị lung lay ở trên đỉnh và rồi đổ sụp xuống. Tôi có một mô hình kim tự tháp tri thức, với một cái nền rộng, sau đó kim tự tháp có thể lên cao hơn”. Billy Tao đã sắp xếp cho các giáo sư toán học làm thầy dạy con mình, nhờ đó mà Terence Tao thật sự là một thần đồng toán học và đã có một sự nghiệp tuyệt vời.
Theo: (Australianoftheyear.org/VnEpress)